Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Bé biếng ăn, lười ăn, không chịu ăn dẫn đến chậm lớn, phát triển kém. Nguyên nhân do đâu các mẹ có biết không? Một trong những nguyên nhân mà đa số các bé mắc phải đó là bệnh rối loạn tiêu hóa. Bệnh này là như thế nào triệu chứng ra sao? Nguyên nhân tại sao bé lại bị như vậy? Cách khắc phục bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ như thế nào?

Bạn đang đọc: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

1.Sự nguy hiểm không ai thấy của bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ chắc hẳn các bạn đã nghe đến rất nhiều, nhưng các bạn chỉ nghe nói đã bao giờ bạn tìm hiểu về căn bệnh này chưa. Tưởng chừng căn bệnh này rất đơn giản và cũng thể do độ tuổi đấy thường trẻ sẽ bị như vậy.

Hãy bỏ ngay những suy nghĩ đó đi bởi nó sẽ để lại hậu quả không lường trước được. Căn bệnh này làm rối loạn quá trình tiêu hóa của trẻ nó làm cho cho trẻ không hấp thụ được các chất dinh dưỡng mà bạn muốn bé hấp thụ.

Bệnh rối loạn tiêu hóa này ở trẻ làm lượng và chất dinh dưỡng bị hấp thụ kém. Việc đó làm suy giảm dinh dưỡng ở trẻ, cơ thể và trí não chậm phát triển, hệ miễn dịch bị suy giảm.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

Hơn nữa, trẻ cũng có thể mắc lại căn bệnh này trong tương lai khi có một tác nhân nào đó từ môi trường tác động vào hệ thống tiêu hóa của trẻ. Hơn hết, bệnh rối loạn tiêu hóa là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng nguy hiểm mà các mẹ chưa bao giờ nghĩ tới.

2. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa là gì?

2.1. Sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ.

Khi bé ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi cơ thể vẫn chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Lúc này đây hệ tiêu hóa của bé vẫn còn chưa được hoàn thiện, còn rất yếu, rất dễ mắc các bệnh về đường ruột. Một phần nữa là do hệ miễn dịch ở trẻ lúc này cũng chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút, các loại vi khuẩn đường ruột xâm nhập và gây bệnh. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà chúng ta cần phải đang nhắc đến.

Vì vậy để tăng sức đề kháng cho trẻ vào thời gian này các mẹ hãy bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau. Chế biến nhiều món đẹp mắt hấp dẫn mà vẫn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

2.2. Tác dụng phụ khi cho bé dùng thuốc kháng sinh.

Có rất nhiều người quá phụ thuộc vào thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh. Ở độ tuổi này cơ thể cùng với hệ miễn dịch của bé còn rất yếu nên hay bị mắc các bệnh vặt. Cứ mỗi lần bé mắc bệnh như vậy các mẹ lại cho bé sử dụng thuốc kháng sinh. Khi mẹ cho bé dùng thuốc kháng sinh nhiều sẽ dẫn đến tác dụng phụ để lại hậu quả mà không ai ngờ tới.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Không nên lạm dụng thuốc.

Thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi cho trẻ dùng loại thuốc này, nó vào cơ thể thì không những triệt tiêu các loại vi khuẩn gây hại cho trẻ mà chúng còn loại bỏ luôn các những lợi khuẩn có trong đường ruột của bé. Điều đó dẫn đến tình trạng mất cân bằng đường ruột ở trẻ và gây nên hội chứng rối loạn đường ruột.

2.3. Do ngộ độc thực phẩm hay ăn phải những thực phẩm vệ sinh không sạch.

Bệnh rối loạn tiêu ở trẻ cũng có thể do bé ăn phải những loại thức còn chứa các chất độc hại. Cũng có thể thức ăn khi nấu không được vệ sinh sạch  nên khi bé ăn vào dễ bị ngộ độc.

Bên cạnh đó bé có thể bị rối loạn đường ruột do bởi môi trường xung quanh không được vệ sinh sạch sẽ và có nguồn nước bị ô nhiễm đến nguồn thực phẩm mà bé sử dụng hàng ngày.

Hơn thế nữa, vệ sinh không sạch thực phẩm không sạch bé sẽ dễ bị tiêu chảy, nôn mửa,…

2.4. Nguyên nhân do các bệnh lý.

Ở tuổi còn nhỏ như vậy các bé thường rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo hay những đồ ăn sẵn, chúng không tốt cho sức khỏe của bé. Thậm chí nó còn gây hại đến sức khỏe của trẻ việc đó làm cho hệ tiêu hóa ở trẻ bị yếu đi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà các bạn cần chú ý.

2.5. Nguyên nhân do ăn uống không hợp lý.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Chế độ ăn uống không hợp lý.

Khi để trẻ ăn uống không khoa học cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tiêu của trẻ để hạn chế điều đó bạn nên cho bé ăn uống hợp lý hơn.

3. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ khi bị bệnh rối loạn tiêu hóa.

Bệnh rối loạn đường ruột thường có các triệu chứng như nôn trớ, táo bón,…Hãy cùng tình hiểu về các triệu chứng này.

3.1. Nôn trớ.

Hiện tượng nôn trớ ở trẻ hay còn được gọi là bệnh trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng thức ăn sau khi xuống đến dạ dày nhưng lại bị đẩy ngược trở lại. Đây là một trong những dấu hiệu chúng ta dễ nhìn thấy nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Hiện tượng nôn nhiều thường gặp trong các tháng đầu từ khi mới sinh hay người ta hay gọi là trớ. Do đường tiêu hóa của bé lúc này chưa được hoàn thiện nên rất dễ bị trào ngược trở lại miệng.

3.2. Táo bón.

Với hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện trẻ rất dễ bị táo bón. Chính tại vì hệ tiêu hóa của trẻ lúc này  còn rất yếu nên khi ăn những thức ăn quá cứng, những món ăn nhiều dầu mỡ hay các món quá nhiều chất đạm. Việc đó sẽ gây khó khăn trong quá trình tiêu khiến trẻ dẫn đến dễ bị táo bón.

Tìm hiểu thêm: Với giá 2 triệu đồng, bạn có thể mua được bếp từ âm loại nào?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc
Hội chứng táo bón ở trẻ.

Từ đó mà cơ thể bé sẽ không thể hấp thụ tốt được những chất dinh dưỡng cần thiết. Theo đó các khoáng chất thiết yếu cũng không hấp thụ được dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển ở trẻ. Để khắc phục bệnh táo bón các bạn nên cho bé ăn nhiều thực phẩm có chất xơ tốt cho đường tiêu hóa của bé.

3.3. Tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy là căn bệnh ta thường hay thấy ở trẻ nhất khi ở độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi. Khi bé bị tiêu chảy liên tục, kéo dài với tần suất nhiều lần trong một ngày bạn phải chú ý ngay. Việc này khiến trẻ dễ mất nước một cách trầm trọng, mất nhiều chất điện giải. Như vậy sẽ nguy hiểm cho bé, nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong nếu bạn không để ý và không được xử lý kịp thời.

3.4. Khó tiêu đầy bụng.

Khi bé bị rối loạn tiêu hóa bé rất dễ bị khó tiêu đầy bụng. Bởi khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến thành ruột lúc này rất yếu, khi bị nhiễm khuẩn thì ngay lập tức sẽ xuất hiện các triệu chứng thay đổi đại tiện xảy ra với cơ thể bé.

3.5. Chán ăn, bỏ bú.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Chán ăn do rối loạn tiêu hóa.

Bệnh rối loạn đường ruột làm hệ tiêu hóa của bé gặp tình trạng bất ổn nên khiến cho bé luôn cảm thấy đầy hơi, chướng bụng. Nên có thể dẫn đến việc trẻ chán ăn hay bỏ bú sữa mẹ.

3.6. Đau bụng.

Đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở trẻ khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Nó gây ra bất tiện trong sinh hoạt thường ngày do các thay đổi trong việc đại tiện của bé.

4. Cách chăm sóc trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa.

4.1. Thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn cho trẻ.

Để bé có một cơ thể khỏe mạnh thì việc ăn uống hợp lý là rất cần thiết. Bạn đang muốn cải thiện bữa ăn cho bé vậy thì hãy thay đổi chế độ ăn phù hợp hơn, tốt hơn cho bé.

Bạn có thể lên thực đơn với những loại thực phẩm giàu vitamin dành cho hệ tiêu hóa mà vẫn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Bạn phải đưa ra thực đơn cân bằng giữa các chất  nhiều dinh dưỡng, vitamin với các chất xơ, chất khoáng. Chế độ ăn phù hợp với lứa tuổi để bổ sung thêm chất dinh dưỡng để các tế bào có trong ruột sản sinh và phát triển tốt.

4.2. Cho trẻ uống, sử dụng thuốc hỗ trợ tiêu hóa.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc tốt hỗ trợ cho đường ruột của bé. Việc cha mẹ cho bé sử dụng thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa cũng đang là một trong những cách tiện dụng, an toàn và hữu hiệu. Nhưng cũng đừng quá lạm dụng vào thước hỗ trợ tiêu hóa.

4.3. Dùng sữa chua, hoặc các thức ăn lợi khuẩn cho đường ruột.

Dùng sữa chua, hoặc các thức ăn lợi khuẩn cho đường ruột là một trong những cách cải thiện hệ tiêu hóa của bé hơn. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phụ huynh cho bé sử dụng các sản phẩm sữa chua lên men tự nhiên hay một số loại men vi sinh đây là phương pháp chăm sóc được áp dụng phổ biến khi trẻ gặp chứng rối loạn tiêu hóa.

4.4. Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

Cho bé uống nước mỗi ngày.

Việc uống đủ nước ở trẻ sẽ giúp trẻ có đủ lượng nước khoáng làm cho cơ thể của bé khỏe mạnh hơn.  Việc bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể bé hàng ngày sẽ giúp thức ăn khi được tiêu thụ sẽ được làm loãng ra điều này giúp thức ăn dễ dàng di chuyển bên trong đường ruột hơn.

4.5. Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Để việc chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn bạn nên cho bé nghỉ ngơi một cách khoa học, hợp lý. Đặc biệt là ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa , việc cho trẻ nghỉ ngơi  hợp lý giúp phục hồi thể trạng cho bé.

5. Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ.

5.1.  Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học.

Mỗi bữa ăn bạn nên nhắc bé uống nước trước khi ăn để tráng ruột sau một đêm dài. Bên cạnh đó bạn cần phải nhắc bé nhai thật kỹ thức ăn, việc này giúp nghiền món ăn thành các mảnh nhỏ dễ tiêu hóa hơn.

5.2. Cho trẻ hoạt động thể dục đều đặn.

Để phòng ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, bạn hãy thiết lập thói quen tập thể dục hàng ngày cho bé. Khi đó, trẻ có thể ăn ngon miệng, tiêu hóa dễ dàng hơn. Nhưng tuyệt đối không phải là sau bữa ăn nhé.

5.3. Chỉ nên chọn thực phẩm sạch và tươi sống cho bé.

Để quá trình tiêu hóa của diễn ra tốt bạn nên chọn những thực phẩm tươi sống cho bé.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chăm sóc

>>>>>Xem thêm: 24 dụng cụ y tế cho trẻ sơ sinh từ 0-12 tháng tuổi không thể thiếu

Balanced diet, healthy food concept on wooden background. View from above

5.4. Các bệnh pháp khác.

Ngoài những biện pháp chính ở trên bạn có thể áp dụng những biện pháp như tạo cho bé một tinh thần thoải mái khi ăn, rửa tay trước khi ăn,…

Trên đây là những thông tin về bệnh rối loạn đường hóa mà chúng tôi muốn cung cấp cho các bạn. Hãy để bé có một hệ đường ruột khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *