Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây suy dinh dưỡng bào thai, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của mẹ bầu, môi trường xung quanh và độ tuổi mang thai. Bài viết dưới đây là tổng hợp các cách điều trị mẹ bầu nên biết để cải thiện cân nặng cũng như sức khỏe của bé.
Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng bào thai có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra là gì? Cách chữa trị như thế nào?
1. Suy dinh dưỡng bào thai là gì?
Suy dinh dưỡng bào thai là hiện tượng thai nhi chậm phát triển về mọi mặt so với tuổi thật và có nguy cơ khiến bé kém thông minh, kém phát triển thể chất hoặc bị hạn chế vận động do chưa hoàn thiện cơ xương. Các dấu hiệu của suy dinh dưỡng bào thai thường chỉ được phát hiện thông qua siêu âm hoặc nội soi nên mẹ bầu cần khám thai định kỳ tại các bệnh viện uy tín để nhận biết sớm các rủi ro nhé.
2. Nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng bào thai
.Sau khi có kết quả siêu âm chẩn đoán suy dinh dưỡng bào thai, phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguyên nhân nhằm có phương pháp điều trị kịp thời và đúng cách. Trong trường hợp chế độ dinh dưỡng của mẹ là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân thì chỉ cần điều chỉnh bữa ăn để lấy lại hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Sau đây là các nguyên nhân chính gây ra suy dinh dưỡng bào thai các mẹ bầu nên tham khảo để có biện pháp phòng tránh.
2.1. Độ tuổi của mẹ bầu
Hiện nay, nguyên nhân được cho là phổ biến nhất là độ tuổi của mẹ quá lớn, không còn đủ năng lượng cũng như dưỡng chất cung cấp cho sự phát triển toàn diện của con trong suốt thai kỳ. Các mẹ khi đã quá 40 không nên mang thai tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của con cũng như mắc các dị tật bẩm sinh do thiếu dinh dưỡng từ khi còn trong bụng mẹ hoặc các rủi ro nguy hiểm khác.
Một số dịch vụ khám tiền hôn nhân giúp bạn xác định khả năng mang thai và những rủi ro không may có thể xảy ra với thai nhi và sức khỏe của mẹ. Do đó, bạn nên tìm tới các cơ sở bệnh viện uy tín để được các bác sĩ tư vấn chi tiết cách chăm sóc bản thân, chuẩn bị sức khỏe để đồng hành cùng con trong suốt thai kỳ.
2.2. Sức khỏe của mẹ bầu
Sức khỏe của mẹ quá yếu sẽ không đủ dưỡng chất giúp con phát triển toàn diện do dinh dưỡng của bé được hấp thụ trực tiếp từ cơ thể mẹ qua dây rốn, nhau thai. Một số mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống kém khiến hệ thống túi ối gần như đóng băng, khó trao đổi chất khiến trẻ nhẹ cân so với tuổi , cơ xương yếu hoặc thậm chí dẫn tới tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng. Chình vì vậy, trước khi mang thai mẹ bầu cần có chế độ cân bằng hợp lý nhằm tăng cường sức khỏe, cung cấp đủ dưỡng chất nuôi con trong suốt quá trình mang thai. Ngoài ra, khám tiền hôn nhân cũng giúp các chị em phụ nữ phát hiện sớm các vấn để về khả năng thụ thai, sinh sản, có các lời khuyên tư vấn bổ ích ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Hiện nay bạn có thể đến thăm khám tiền hôn nhân tại các cơ sở bệnh viện uy tín trên cả nước.
2.3. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thai kỳ
Những dưỡng chất khi mẹ nạp vào cơ thể sẽ phần nào truyền lại cho con nên thực đơn của mẹ hàng ngày cũng cần đảm bảo dinh dưỡng để giúp con phát triển. Các bà mẹ không nên duy trì chế độ ăn kiêng, theo các tôn giáo đặc biệt, ăn chay hoặc đang mắc bệnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, không được cung cấp đủ dưỡng chất. Về lâu dài sẽ khiến bé suy dinh dưỡng và yếu hơn hẳn các bạn cùng trang lứa. Nếu bạn không có nhiều kiến thức thực tế về dinh dưỡng thì có thể tham khảo ở sách, nhận các tư vấn chi tiết của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, học hỏi kinh nghiệm từ gia đình, bạn bè để áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ và phù hợp.
2.4. Môi trường làm việc của mẹ
Môi trường làm việc của mẹ nếu không tốt cũng là nguyên nhân lớn gây ra suy dinh dưỡng bào thai. Những phụ nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, áp lực, căng thẳng, làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm sẽ gây suy nhược cơ thể, hấp thụ dinh dưỡng kém, gây cản trở quá trình trao đổi chất và tác động xấu trực tiếp đến thai nhi. Cơ thể mẹ luôn trong tình trạng suy nhược thiếu chất sẽ không thể truyền lại cho con, khiến thai nhi chậm phát triển, suy dinh dưỡng, khi sinh ra sẽ thấp còi về thể chất, thậm chí có dấu hiệu thiểu năng. Trước khi mang thai, bạn hãy lập kế hoạch rõ ràng, chọn môi trường sống và làm việc lành mạnh để đảm bảo sức khỏe tốt giúp con phát triển toàn diện.
3. Suy dinh dưỡng bào thai có gây nguy hiểm không
Không cung cấp đủ dưỡng chất cho con khiến bé suy dinh dưỡng ngay khi chào đời là sai lầm lớn của các mẹ bầu. Các bé sinh ra sẽ có thể trạng thua kém các bạn, kém thông minh, thậm chí nếu tình trạng suy dinh dưỡng bào thai quá trầm trọng sẽ để lại các di chứng về thần kinh ở trẻ, gây bại não hoăc các bệnh về giới hạn chức năng khác. Do đó, các mẹ cần đặc biệt lưu ý cách chữa trị cũng như điều chỉnh nếp sống để ngăn chặn tối đa các rủi ro không đáng có.
4. Các cách điều trị suy dinh dưỡng bào thai
Suy dinh dưỡng bào thai có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ được khắc phục, giúp trẻ phát triển trở lại và hoạt động bình thường. Dưới đây là các cách điều trị tại nhà phổ biến cho mẹ dễ dàng áp dụng nhằm giúp con khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
4.1. Ủ ấm, giữ ấm cho bé
Việc trẻ nhỏ có biểu hiện bị cảm cúm, ốm sốt, co giật sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động thần kinh, làm bé biếng ăn và sút cân sau quá trình chữa trị. Vì trẻ suy dinh dưỡng sức khỏe thường yếu hơn và có cơ thể nhạy cảm, chính vì thế bạn cần chú ý giữ ấm cho bé mọi lúc mọi nơi, đặt bé nằm cạnh mẹ khi ngủ và mẹ thường xuyên ôm con, giúp bé không bị nhiễm lạnh cũng như hạn chế thất thoát nhiệt và năng lượng.
4.2. Tắm bằng nước sạch và không quên thay băng rốn
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn nhập mã giới thiệu Cake nhận 30K [Cập nhật mới]
Thậm chí trong trường hợp cơ thể bé vẫn khỏe mạnh bình thường mẹ cũng nên tắm cho bé bằng nước sạch và thay băng rốn đều đặn hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, ăn uống tốt, ngủ ngon và sâu giấc, đồng thời tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tham khảo các cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà khoa học để áp dụng. Việc vệ sinh sạch sẽ giúp bé luôn cảm thấy thoải mái, đồng thời giúp bé tránh khỏi những nhiễm khuẩn đáng tiếc có thể xảy ra.
4.3. Cho bé bú mẹ sớm, bú nhiều
Sữa mẹ luôn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Theo nghiên cứu, mẹ nên cho bé bú ti ngay sau sinh và duy trì suốt 6 tháng tiếp theo, thậm chí các bé suy dinh dưỡng cần bú mẹ cả ngày và đêm để nhanh chóng cải thiện tình trạng cân nặng và theo kịp các bạn cùng trang lứa. Nếu bé lười ăn, bạn có thể vắt ra bình và đút cho bé từng thìa, kết hợp các loại thực phẩm an toàn giúp lợi sữa nhằm đáp ứng kịp nhu cầu tăng trưởng của bé. Sữa mẹ là sữa tốt nhất cho sức khỏe và trí não cho bé. Vì thế, khi bé mới sinh ra mẹ cần cho bé bú sớm càng tốt.
4.4. Bổ sung thêm các vitamin A, vitamin D
Bạn có thể sử dụng các loại nấm, cà rốt, khoai lang, cam, bưởi, đậu phụ, cháo yến mạch và nhiều loại nước ép trái cây khác để bổ sung cho bé vitamin A, D cần thiết. Cẩn thận hơn, bạn có thể tham khảo qua các tư vấn của bác sĩ để lên thực đơn hằng ngày một cách khoa học, giúp bé tiêu hóa và hấp thụ tốt nhất. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dành thời gian cho con đi dạo vào sáng sớm, giúp bé chủ động hấp thụ vitamin D tự nhiên mà không cần ép con ăn quá nhiều.
4.5. Cho bé ăn bổ sung sau 6 tháng tuổi
Thực đơn các bữa ăn dặm dành cho các bé trên 6 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa vào áp dụng, bởi giai đoạn này chính là cơ hội để bé phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí tuệ. Bên cạnh việc bổ sung vitamin A, D thiết yếu, các mẹ còn cần đảm bảo nạp cho bé đủ lượng sắt, kẽm, canxi để tăng cường chiều cao, lấy lại vóc dáng và cân nặng theo kịp các bạn đồng trang lứa. Bạn có thể bổ sung các dưỡng chất này thông qua cá hồi, cá thu hay yến mạch, các loại đậu, rau lá xanh, phô mai, sữa chua cùng các thực phẩm làm từ sữa tiệt trùng thơm ngon khác.
4.6. Theo dõi cơ thể bé mỗi khi có dấu hiệu hạ thân nhiệt
Suy dinh dưỡng bào thai là nguyên nhân khiến cơ thể trẻ sơ sinh yếu ớt, sức đề kháng kém và hay ốm vặt mỗi khi có sự tác động nhẹ từ bên ngoài. Chính vì thế mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe con thường xuyên, ngay khi có dấu hiệu hạ thân nhiệt cần cho bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh và lường trước các rủi ro. Sau mỗi trận ốm đa số các trẻ có thể sẽ sút đi vài cân nên mẹ cần bảo vệ con khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài, giúp con tăng cường hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.
>>>>>Xem thêm: Top 9 địa điểm du lịch Nhật Bản mùa đông từ tháng 12
Hy vọng những chia sẻ bổ ích và chi tiết được tổng hợp trên đây sẽ giúp bạn nhận biết sớm các biểu hiện suy dinh dưỡng bào thai và từ đó có cách chăm sóc con tốt nhất. Để an tâm trong suốt thai kỳ, bạn nên tham khảo và lựa chọn một trong những gói chăm sóc bà bầu trong và sau sinh đến từ các bệnh viện uy tín.