Tay chân miệng là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu, cha mẹ có thể hoàn toàn dùng các biện pháp đơn giản để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Bài viết sau là tổng hợp các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả cho các bậc cha mẹ tham khảo.
Bạn đang đọc: 6 cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà nhanh khỏi và phòng ngừa biến chứng
1. Các dấu hiệu bệnh tay chân miệng
Trong giai đoạn mầm bệnh đang ủ, cha mẹ khó phát hiện được các dấu hiệu bất thường ở trẻ. Tuy nhiên, sau 3 đến 7 ngày thì các dấu hiệu sẽ dẫn rõ rệt. Dưới đây là các dấu hiệu dễ thấy của bệnh trong từng giai đoạn bố mẹ có thể nhận biết, từ đó có các biện pháp phù hợp kịp thời.
1.1. Dấu hiệu tay chân miệng trong thời kỳ khởi phát
Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu còn khá đơn giản như sốt nhẹ, xuất hiện phát ban đỏ, hơi mệt mỏi hoặc tiêu chảy vài lần trong ngày. Cha mẹ có thể dễ nhầm lần với một số bệnh về sức khỏe thông thường ở trẻ. Ở giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy khó chịu đôi chút, trẻ con thì quấy khóc nhưng cơ bản có thể áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà do bộ y tế hướng dẫn để khắc phục.
1.2. Biểu hiện của bệnh tay chân miệng thời kỳ toàn phát
Giai đoạn này bệnh gây ra nhiều hệ lụy hơn, tao cảm giác mệt mỏi, khó chịu và kiệt sức cho người bệnh. Các dấu hiệu phổ biến có thể thấy nhất ở giai đoạn này là mọc mụn nhọt trong miệng, nôn mửa, đau đầu, đau mắt hoặc co giật và tiêu chảy nặng. Ở giai đoạn này bạn không nên chỉ quan mà hãy chủ động đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
1.3. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm mà bạn không thể chủ quan như viêm não, viêm màng não, bại liệt. Chúng chuyển hóa và hình thành các căn bệnh nguy hiểm hơn và thậm chí dẫn đến tử vong.
2. Khi trẻ bị tay chân miệng phải làm sao
Hoang mang là tâm lí chung của mọi bố mẹ, sốt sắng không biết làm gì khi con em mình bị tay chân miệng. Dưới đây là những việc phụ huynh cần làm để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
2.1. Hạ sốt và giảm đau cho trẻ
Nếu thấy bé có các dấu hiệu sốt từ nhẹ đến nặng thì điều đầu tiên cần làm là hạ sốt, giúp bé trở lại trạng thái cân bằng ban đầu. Trong trường hợp trẻ sốt cao trên 38 độ liên tục trong 48 giờ, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay bởi đó là dấu hiệu bé đang bị nhiễm độc thần kinh.
Bên cạnh đó, một số trẻ quấy khóc do đau đầu, đau toàn thân thì bố mẹ nên tham khảo các nhà thuốc để cho con sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng, an toàn cho sức khỏe, tránh gây các hệ lụy không đáng có.
2.2. Khi nào cần phải cho trẻ đi bệnh viện
Cũng có một số dấu hiệu nổi bật mà bố mẹ cần lưu ý để đưa trẻ vào bệnh viện kịp thời, đầu tiên là triệu chứng sốt cao kéo dài. Nếu sau 48 giờ, trẻ không có dấu hiệu hạ sốt thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện gấp.
Thứ hai là dấu hiệu trẻ quấy khóc dài ngày. Nhiều bố mẹ chủ quan vì nhầm lẫn với các dấu hiệu ốm, khó chịu trong người thông thường nên quấy khóc. Tuyệt nhiên không phải như vậy, rất có thể con đang bị nhiễm độc thần kinh và có thể dẫn đến biến chứng nếu không được can thiệp sớm.
Dấu hiệu thứ ba mà các bậc phụ huynh cần phải lưu ý thật kỹ là tật giật mình ở trẻ, nếu trẻ thường xuyên giật mình không lý do thì có thể tình trạng bệnh đã nặng hơn nhiều. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế để nhận tư vấn từ các y bác sĩ. Giai đoạn này các cách điều trị tại nhà gần như vô tác dụng.
2.3. Cách ly trẻ khi trẻ nhiễm bệnh
Việc cách ly khi trẻ nhiễm bệnh là việc tất yếu phải làm để bảo vệ những trẻ khác khỏi nguy cơ lây nhiễm cũng như giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Bố mẹ nên chủ động cho con nghỉ học ở nhà và chỉ đến trường khi đã hoàn toàn khỏi bệnh.
2.4. Theo dõi tình trạng của bé thường xuyên
Việc theo dõi tình trạng và tiến triển của bé vô cùng quan trọng, không những bảo vệ con tránh khỏi những biến chứng xấu mà còn giúp các bác sĩ đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ cần quan sát kĩ biểu hiện của trẻ, các dấu hiệu trên da, thân nhiệt trẻ để nắm được tình hình rõ hơn.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng thành thạo 4 chức năng nấu của lò vi sóng Sanyo, đừng bỏ lỡ!
3. Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà hiệu quả
Trẻ bị chân tay miệng cần phải làm những gì? Dưới đây là câu trả lời cho các bậc phụ huynh tham khảo.
3.1. Khi nào có thể điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà
Nếu trẻ chỉ xuất hiện các dấu hiệu nhẹ như đau họng, sốt hoặc nổi mụn nhọt thì phụ huynh có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ của bộ y tế.
3.2. Dùng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Có một số lưu ý quan trọng bố mẹ cần nhớ là sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với một số loại thuốc hạ sốt, giảm đau cũng cần nghiên cứu cẩn thận trước khi cho trẻ sử dụng.
Với một số mức độ nặng nhẹ của bệnh hiện nay lại có một các cách sử dụng thuốc khác nhau, lộ trình này sẽ do các sĩ kê đơn và trực tiếp theo dõi. Với các nột mụn nhọt trên người trẻ, bố mẹ có thể dùng dung dịch sát khuẩn bôi cho con và lưu ý nhẹ nhàng để không bị vỡ mụn gây lây lan.
3.3. Cho trẻ uống đầy đủ nước
Tiêu chảy là nguyên nhân gây ra hiện tượng mất nước trầm trọng trong cơ thể của trẻ, do đó bố mẹ cần liên tục bổ sung nước cho con để tránh tính trạng thiếu nước gây uể oải và ảnh hưởng thận cũng như các cơ quan khác.
3.4. Thiết lập chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ cho trẻ
Để giúp trẻ đảm bảo sức đề kháng, cơ thể khỏe mạnh chống được bệnh tật thì cha mẹ đừng nên cho trẻ ăn kiêng, thay vào đó vẫn bổ sung các dưỡng chất như bình thường bởi trong giai đoạn này, miệng trẻ mọc các nhọt sưng tấy nên bố mẹ cần lưu ý cho con ăn các loại đồ ăn mềm, mịn, bổ sung các dưỡng chất như bột, cháo, sữa chua, chanh chua,… Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung vitamin C qua rau, sữa chua, hoa quả sạch,…
3.5. Cách vệ sinh thân thể cho bé khi bị bệnh
Nhiều phụ huynh mắc sai lầm lớn trong khi chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng là không cho trẻ tắm. Trẻ cần được tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày bằng nước sạch, rửa nhẹ các nốt mụn nhọt và chú ý khéo léo để chúng không vỡ ra lây lan vi khuẩn sang các vùng khác trên cơ thể.
3.6. Sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị bệnh
Có 4 sai lầm lớn cơ bản mà nhiều bố mẹ đang mắc phải đó là vệ sinh miệng sai cách, không cho bé tắm, truyền nước liên tục và không thực hiện cách ly.
4. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ em
4.1. Thực hiện vệ sinh theo nguyên tắc 3 sạch cho trẻ
3 sạch – công thức phổ biến được nhiều phụ huynh áp dụng để bảo vệ con khỏi căn bệnh chân tay miệng. Cụ thể, công thức này gồm ăn sạch, uống sạch, bàn tay và đồ chơi sạch. Bố mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ăn uống đồ có rõ nguồn gốc và sử dụng thực phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh.
Ngoài ra, bố mẹ cần thường xuyên lau chùi vệ sinh đồ chơi cho con, sát khuẩn sạch sẽ để yên tâm rằng chúng không mang mầm bệnh gây hại cho trẻ. Hiện nay nhiều bổ mẹ sử dụng máy lọc không khí giúp diệt khuẩn, mang lại không gian sạch sẽ, an toàn cho bé.
4.2. Tránh cho trẻ đến những nơi có khả năng lây nhiễm cao
Lớp học, các khu vui chơi, các nơi công cộng luôn là nơi tiềm ẩn các nguy cơ lây bệnh tay chân miệng cho trẻ. Do đó các bố mẹ cần cân nhắc lựa chọn môi trường an toàn để con tham gia. Nếu lớp học của bé có bé bị bệnh mà vẫn tới trường, bố mẹ nên chủ động cho con nghỉ ở nhà vài ngày tránh nguy cơ lây nhiễm.
4.3. Cho trẻ ăn uống các thực phẩm sạch
Các loại thực phẩm bẩn, chế biến không kĩ chưa nhiều vi khuẩn có hại cho dạ dày, hệ miễn dịch và giảm sức đề kháng ở trẻ. Do vậy bạn cần có sự lựa chọn thông thái để có thực phẩm sạch, tươi ngon cho bữa cơm gia đình mình.
Bên cạnh đó, tăng tính tiện lợi cho mỗi bữa ăn đồng thời bổ sung nhiều dưỡng chất và an toàn, nhiều gia đình cũng chọn mua thực phẩm tươi sống, hữu cơ tại các siêu thị như dienmayxanh hoặc trên trang web V1000.
4.4. Chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ
Hiện nay trên thị trường có một số loại thực phẩm tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả trẻ em và người lớn, có thể kể đến rau xanh, dâu tây, sữa, quả óc chó, việt quất và nhiều lựa chọn khác.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể chọn bổ sung cho dưỡng chất cho con bằng các loại thực phẩm chức năng tăng sức đề kháng, cốm tăng cường miễn dịch bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh.
4.5. Đưa trẻ đến ngay bệnh viện nếu có các dấu hiệu nghi ngờ
Khi thấy ở trẻ các dấu hiệu điển hình của bệnh khi tiến triển nặng thì bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các bệnh viện để điều trị kịp thời, tránh chủ quan, tự xử lý, tự cho con uống thuốc mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe gây ra các tác hại không đáng có.
>>>>>Xem thêm: Top 10 phần mềm chỉnh sửa ảnh nghệ thuật hot nhất hiện nay
Ngoài ra, bố mẹ cũng lưu ý cho con đi khám tổng quát định kì tại các bệnh viện và trung tâm y tế có chuyên môn cao. Bài viết trên đây là tổng hợp những cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà cho trẻ. Chúc bé của gia đình bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất.