Bạn đã biết xử lý khi gặp các trường hợp say nắng, say nóng chưa? Hãy cùng bài viết tìm hiểu và khắc phục các triệu chứng say nắng, say nóng một cách hiệu quả để ảo vệ an toàn tính mạng của bạn nhé!
Bạn đang đọc: Cách xử lý nhanh khi bạn bị say nắng
1. Nguyên nhân vì sao dẫn đến say nắng, say nóng?
Say nắng
Mùa hè đến, những cơn nắng nóng oi ả là một trong những nguyên nân trực tiếp khiến bạn luôn cảm thấy nóng bức và mệt mỏi. Khi bạn làm việc ngoài trời quá lâu, các tia nắng gắt sẽ chiếu toàn bộ lên người bạn, đặc biệt là chỗ trung tâm vùng gáy cổ sẽ khiến cho cơ thể bạn mất nước, mất sức, thậm chí là tụ máu trong não,… gây nguy hiểm cho sức khỏe cho bạn.
Say nóng
Những tia nắng oi ả của mặt trời sẽ làm cho không khí tăng nhiệt độ hơn. Khi đó, cơ thể bạn sẽ bị tác động các tia nắng và nhiệt độ nóng nực từ môi trường. Nếu bạn ở quá lâu ngoài môi trường nắng nóng đó sẽ khiến cho cơ thể rối loạn điều hòa thân nhiệt, gây ra mất nước, thiếu nước cho cơ thể, say nóng.
Điều kiện làm việc
Môi trường tác động đến cơ thể bạn là một phần, bên cạnh đó là sự tác động của cả điều kiện làm việc. Nếu bạn thường phải làm việc ngoài trời hay di chuyển ngoài trời thì nắng nóng mặt trời sẽ tác động đến bạn rất cao dẫn đến nguy cơ say nắng, say nóng. Chẳng hạn như: công nhân xây dựng, công nhân vệ sinh môi trường…
Các yếu tố nguy cơ say nắng
Người già, người có sức đề kháng kém, người ốm, hay những người sống trong những ngôi nhà quá bí bứt, không có điều hòa, ….là những đối tượng có nguy cơ say nắng đầu tiên.
Những người hay uống bia rượu, ít uống nước hay nhóm trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ thích nghi với nhiệt độ cao cũng rất dễ bị say nắng.
2. Các triệu chứng say nắng say nóng thường gặp
Biểu hiện nhẹ
Những người say nắng sẽ có những biểu hiện nhẹ như: cảm thấy cơ thể đang bị tăng nhiệt độ, cảm thấy đau đầu nhức óc, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, …
Những dấu hiệu cần chú ý
Khi có dấu hiệu say nắng bạn cần dừng ngay các hoạt động, nếu bị nặng thì nên nhờ người khác cạnh mình. Đặc biệt, người giúp cũng cần chú ý những biểu hiện của người say nắng xem có biểu hiện nguy hiểm không: chóng mặt, buồn nôn, thở dốc,…
Triệu chứng nặng
Người bị say nắng sẽ có biểu hiện: chóng mặt, mất phương hướng, lú lẫn, các hành vi thay đổi, co giật gây hôn mê, …
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tìm hiểu thêm: Nên mua loại máy đánh trứng cầm tay nào: Electrolux Bluestone Elmich
Khi bạn có những biểu hiện say nắng, say nóng, bạn nên xem các biểu hiện triệu chứng nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ thì nghỉ ngơi, khắc phục các tình trạng để cho cơ thể khỏe hơn tại nhà. Nếu bạn thấy không tiến triển hơn mà còn biểu hiện nặng thì bạn nên nhờ người nhà đưa đến các trung tâm y tế để theo dõi, bảo vệ sức khỏe của chính bạn.
3. Cách khắc phục tình trạng say nắng tại nhà
Di chuyển đến khu vực mát mẻ, có bóng râm
Bạn nên di chuyển đến khu vực mát mẻ khi có biểu hiện say nắng, say nóng, nếu không di chuyển được thì bạn nên nhờ người xung quanh giúp đỡ. Đây là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng say nắng đầu tiên giúp cho cơ thể bạn mát dịu hơn.
Chườm nước đá, hạ nhiệt độ
Chườm nước đá để hạ thân nhiệt của bạn giảm xuống, bạn nên uống nhiều nước và ở trong không khí mát mẻ. Nếu bạn bị hôn mê sâu không thể uống nước thì hãy chườm đá vào các khu vực như: nách, bẹn, cổ, … và đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
Uống nước đúng cách
Uống nước thường xuyên để khắc phục, phòng tránh say nắng: uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày đồng thời ăn hay uống các loại nước ép hoa quả nguyên chất. Uống đều nước rải đều mỗi giờ và không uống quá nhiều nước một lúc. Không uống nước quá nhanh, không vận động mạnh để tránh mất nước nhanh hơn.
Thuốc giãn cơ
Khi say nắng say nóng, bạn có thể sẽ bị chuột rút, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn uống thuốc dãn cơ một cách hợp lý nhé!
Dùng nước trái cây hoa quả để giải say nắng
Khi bạn bị say nắng say nóng, bạn hãy uống một ly nước ép hoa quả như dưa hấu để cung cấp nước, giải nhiệt cho cơ thể. Hoặc bạn có thể sử dụng cà chua ngâm với đường để ăn hay đắp cà chua lên da để làm mát cơ thể.
Hay uống một ly nước mía để bổ sung đường, hạ nhiệt, giải say nắng một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Sinh tố đào, nước ép đào và các loại nước chanh nước cam cũng là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng say nắng say nóng, điều hòa thân nhiệt cho cơ thể.
4. Cách phòng tránh say nắng
Bất kì ai cũng có thể bị say nắng say nóng. Vậy làm sao để khắc phục, phòng tránh nó?
>>>>>Xem thêm: Tổng hợp những mẫu đồng hồ thông minh cao cấp Wear OS CHẤT và XỊN nhất 2020
Bạn nên sử dụng một lượng kem chống nắng để tránh các tia nắng cực gắt, đồng thời đeo kính dâm để chống lại các tia UV. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để bổ sung, giải nhiệt, điều hòa thân nhiệt cho cơ thể. Nếu bạn là người phải lao động ngoài trời nắng thì thi thoảng hãy di chuyển vào chỗ râm mát để nghỉ ngơi, tránh bị say nắng.
Trên đây là những chia sẻ về các triệu chứng, cách khắc phục và cách phòng tránh khi bạn bị say nắng say nóng. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn mỗi khi thời tiết nắng nóng nhé!