Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Khi vay tiền tại ngân hàng bạn có thể phải chịu thêm phí bảo hiểm khoản vay. Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Đây là một hình thức bảo hiểm thường được áp dụng cho những khoản vay tín dụng giúp đảm nhận vai trò đảm bảo hoàn thành khoản vay ngay cả khi người đi vay không còn đủ khả năng trả nợ.

Bạn đang đọc: Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về các thông tin khác liên quan đến bảo hiểm khoản vay thì chúng ta hãy cùng nhau đi vào bài viết dưới đây nhé.

Bảo hiểm khoản vay là gì?

Bảo hiểm khoản vay là gói bảo hiểm thường được áp dụng cho những hợp đồng vay tín chấp ngân hàng. Đây là gói bảo hiểm được thiết lập nhằm mục đích đảm bảo khoản vay của khách hàng vẫn được thanh toán đầy đủ, ngay cả trong trường hợp không đủ khả năng chi trả vì một lý do nào đó như: tử vong, gặp tai nạn dẫn đến tàn tật vĩnh viễn,…

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Tìm hiểu những thông tin cơ bản về bảo hiểm khoản vay

Tùy từng ngân hàng và gói vay mà sẽ có những quy định cũng như mức phí riêng. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rõ khoản vay ở đây là khoản vay thế chấp, vay tiền tiêu dùng nhanh trong ngày, vay tiền để chi tiêu cá nhân hoặc những khoản vay ngắn hạn.

Lợi ích nổi trội khi tham gia bảo hiểm khoản vay?

Bảo hiểm khoản vay mang lại lợi ích cho cả bên đơn vị cho vay và khách hàng vay tiền, cụ thể như sau:

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Những lợi ích hấp dẫn của bảo hiểm khoản vay tại ngân hàng

Với khách hàng vay tiền

Bảo hiểm khoản vay hoàn toàn rất có lợi cho khách hàng đăng ký vay tiền tại ngân hàng.

Khi khách hàng mua bảo hiểm cho khoản vay của mình, trong trường hợp khách hàng không may gặp phải các trường hợp rủi ro không lường trước được sau khi vay tín chấp thì công ty bảo hiểm sẽ có trách nhiệm trả nợ thay khách hàng, như vậy sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Và đây cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để các ngân hàng dễ dàng phê duyệt khoản vay của khách hàng hơn. 

Với đơn vị cho vay

Nếu như khách hàng mua bảo hiểm khoản vay thì đơn vị cho vay sẽ đảm bảo và an tâm hơn về khả năng thu hồi vốn. Từ đó làm giảm thiểu tối đa được tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Các loại bảo hiểm khoản vay

Có 2 loại bảo hiểm khoản vay thường bị khách hàng nhầm lẫn đó là bảo hiểm khoản vay thế chấp và bảo hiểm khoản vay tín chấp.

Bảo hiểm khoản vay thế chấp

Với những khoản vay cần phải thế chấp tài sản, ví dụ như vay tiền mua nhà đất, bạn sẽ dùng nhà đất mua của mình để đảm bảo cho khoản vay, bên ngân hàng sẽ căn cứ theo tài sản này để giải quyết nợ khi người vay không đủ khả năng thanh toán khoản nợ theo hạn quy định.

Khi đó, bảo hiểm khoản vay ở đây chính là bảo hiểm để bảo vệ tài sản đảm bảo, trong trường hợp này là nhà đất đó chứ không phải là người vay.

Như vậy đối với bảo hiểm khoản vay thế chấp thì chính là bảo hiểm đối với tài sản thế chấp không phải là bảo hiểm đối với người đi vay, nên thông tin quyền lợi đều xoay quanh tài sản thế chấp đó.

Bảo hiểm khoản vay tín chấp

Với hình thức vay tín chấp không tài sản đảm bảo như vay tiền cấp tốc online cmnd thì ngân hàng sẽ dựa vào tín nhiệm cá nhân để quyết định xét duyệt hồ sơ vay tiền của khách hàng. Khi đó, bảo hiểm khoản vay chính là bảo hiểm bảo vệ tính mạng cũng như là những rủi ro cho người vay. 

Hiểu theo cách đơn giản nhất là bên ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tính mạng để phòng ngừa trường hợp bị tai nạn và bảo vệ tính mạng của người vay.

Điều kiện tham gia bảo hiểm khoản vay là gì?

Để có đủ điều kiện tham gia vào bảo hiểm khoản vay thì khi thực hiện nộp hồ sơ vay vốn ngân hàng, người đi vay cần phải đáp ứng các tiêu chí như sau:

  • Là người có đủ sức khỏe và trí tuệ để chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi dân sự.
  • Khoản vay phải được đồng ý giải ngân bởi ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng hợp pháp.
  • Áp dụng người đi vay đang trong độ tuổi từ 18 – 60 tuổi, tính đến khi chấm dứt hợp đồng vay tiền.
  • Áp dụng cho các khoản vay tín chấp có giá trị từ 10.000.000 VNĐ đến tối đa là 500.000.000 VNĐ.

Hướng dẫn cách tính mức phí phải đóng thi tham gia bảo hiểm khoản vay

Như đã nói ở trên, mức phí tham gia bảo hiểm khoản vay tín chấp phụ thuộc chủ yếu vào quy định riêng của từng ngân hàng khác nhau cũng như là gói cho vay.

Tuy nhiên, với những khoản vay tín chấp có mức độ rủi ro cao thì mức phí bảo hiểm khoản vay cũng sẽ tăng lên nhằm đảm bảo an toàn tối đa về khoản vay của khách hàng với ngân hàng hoặc công ty tài chính.

Tìm hiểu thêm: Đánh giá nước hoa quả Wakodo Nhật có tốt không? 3 lý do nên mua cho bé

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?
Hướng dẫn cách tính phí phải đóng khi tham gia  bảo hiểm khoản vay

Thông thường, với những hình thức vay tiền nhanh chỉ cần cmnd thì bảo hiểm khoản vay được tính phí theo mức là 5% – 6% trên tổng số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng hoặc công ty tài chính.

Ví dụ: Khách hàng đăng ký khoản vay 200 triệu tại ngân hàng và đóng mức bảo hiểm khoản vay là 5% thì bảo hiểm tiền vay sẽ được tính theo công thức như sau:

200.000.000 VNĐ * 5% = 10.000.000 VNĐ

Cách tính mức phí bảo hiểm khoản vay cũng tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng vào những thời điểm khác nhau mà sẽ có sự thay đổi. 

Có ngân hàng sẽ tự động trừ trực tiếp số tiền bảo hiểm vào số tiền giải ngân, có nghĩa là khi bạn vay 200 triệu khách hàng sẽ nhận được 190 triệu giải ngân.

Tuy nhiên, cũng cố một số ngân hàng thực hiện việc cộng thêm vào, nghĩa là khoản vay lúc này của khách hàng sẽ là 210 triệu, trong đó có 10 triệu tiền bảo hiểm, bạn nhận được số tiền giải ngân đủ 200 triệu.

Có bắt buộc cần phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền không?

Theo quy định của Nhà nước ta tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN đã quy định rất rõ về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cho vay và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng có nhu cầu vay tiền thì không có quy định nào bắt buộc về việc bảo đảm khoản vay mà đây chỉ được xem là thỏa thuận giữa khách hàng đăng ký vay tiền và ngân hàng. 

Tuy nhiên, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có trách nhiệm giải thích rõ cho khách hàng trong trường hợp thu phí bảo hiểm khoản vay để tránh gây sự nhầm lẫn cho khách hàng dẫn đến những khiếu nại và kiện tụng rắc rối. 

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

Có bắt buộc cần  phải mua bảo hiểm khoản vay khi vay tiền không?

Trên thực tế, bảo hiểm khoản vay không chỉ giúp đảm bảo lợi ích cho ngân hàng mà còn đảm bảo lợi ích cho cả khách hàng đi vay.

Khi tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng sẽ dễ dàng được ngân hàng hoặc tổ chức giải ngân khoản vay, bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi không thể tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản vay với ngân hàng khi gặp những trường hợp bất khả kháng.

Hơn nữa, pháp luật nước ta hiện cũng quy định một số loại bảo hiểm bắt buộc như Bảo hiểm cháy nổ theo Nghị định 23/2018/NĐ-CP hay là Bảo hiểm trách nhiệm dân sự dành cho chủ xe cơ giới được quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BTC,…

Theo đó, khi bạn sử dụng bất kỳ loại  tài sản bảo đảm để vay thế chấp ngân hàng thì cũng đều cần có những bảo hiểm bắt buộc đối với tài sản đó theo đúng quy định.

Bảo hiểm khoản vay có được trả lại cho người đi vay không?

Bảo hiểm khoản vay là để phòng trừ trường hợp người đi vay không thể hoàn thành khoản vay nên nhiều người thắc mắc nếu như thanh toán khoản vay đúng hạn thì có được nhân lại bảo hiểm khoản vay không?

Trong trường hợp người đi vay không may xảy ra sự cố gặp tai nạn hoặc bị đột tử hay vì một lý do nào đó mà không còn khả năng để thanh toán khoản vay thì người hưởng lợi đầu tiên từ bảo hiểm khoản vay chính là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho vay.

Bảo hiểm khoản vay sẽ thanh toán khoản vay của bạn với bên cho vay và bạn sẽ không thể nhận được lại bảo hiểm khoản vay.

Bảo hiểm khoản vay là gì? Khi vay tiền có phải mua bảo hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Cách làm hột vịt muối ngon khó cưỡng nổi

Bảo hiểm khoản vay có được trả lại cho người đi vay không?

Còn với những trường hợp khách hàng đi vay sẽ nhận lại được bảo hiểm vay đó là:

  • Số dư nợ khoản vay của người đi vay nhỏ hơn số tiền bảo hiểm chi trả thì bên công ty bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ chi trả cho ngân hàng thụ hưởng toàn bộ số dư nợ đó. Sau đó, nếu còn bao nhiêu thì sẽ chi trả lại cho người được hưởng bảo hiểm. Như vậy, người đi vay là người thụ hưởng hưởng quyền lợi bảo hiểm thứ 2 sau đơn vị cho vay.
  • Trong suốt thời gian hợp đồng bảo hiểm mà một trong 2 bên là bên mua bảo hiểm hoặc bên bán bảo hiểm yêu cầu thực hiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì cần phải yêu cầu bằng văn bản:
    • Nếu như bên mua bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng vay tiền: Thì bắt buộc bên bán bảo hiểm sẽ hoàn trả phí 70% phí bảo hiểm trong thời gian còn lại.
    • Nếu như bên bán bảo hiểm yêu cầu chấm dứt hợp đồng thì nên bán bảo hiểm sẽ hoàn 100% phí bảo hiểm trong suốt thời gian còn lại.
  • Hợp đồng bảo hiểm sẽ tự động bị chấm dứt khi sự kiện bảo hiểm diễn ra và vượt quá số tuổi quy định của bảo hiểm thì bên bán bảo hiểm sxe không hoàn lại phí bảo hiểm cho người mua bảo hiểm.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về bảo hiểm khoản vay, hy vọng đã giúp bạn nắm được những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu như bạn còn bất kỳ điều gì còn thắc mắc về loại bảo hiểm này thì hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *