Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm màng hoạt dịch hiện là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ người mắc đang không ngừng tăng cao. Vậy bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì, cách nhận biết và phương pháp điều trị ra sao? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé!

Bạn đang đọc: Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

1. Thế nào là bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn?

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn thực chất là căn bệnh như thế nào?

Người ta gọi là mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ bắt nguồn từ virus và vi khuẩn gây nên. Đối tượng có tỷ lệ cao mắc bệnh này là người già và trẻ nhỏ do có hệ miễn dịch yếu. Người bệnh có thể bị lây nhiễm vi khuẩn trực tiếp ở xương. Mặc dù các bộ phận khác không bị ảnh hưởng hoặc bị nhiễm khuẩn, virus do vi nấm hoặc vi khuẩn vào cơ thể thông qua việc xâm nhập bộ phận khác rồi theo hệ tuần hoàn đến khớp.

2. Tác nhân gây nên bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

2.1 Nhiễm khuẩn tại một bộ phận 

Nhiễm trùng tại một bộ phận nào đó của cơ thể chính là nguyên nhân đầu tiên và thường gặp nhất gây ra căn bệnh viêm khớp. Chủ yếu là đường hô hấp hoặc đường tiết niệu rồi sau đó vi trùng đến khớp gây ra viêm nhiễm thông qua hệ tuần hoàn máu. Ngoài ra, vẫn còn có nguyên nhân khiến cho người bệnh bị viêm khớp nhiễm khuẩn là do nhiễm trùng bởi các vết thương cũng như phẫu thuật gần khớp.

Bên canh đó, màng hoạt dịch bắt đầu suy yếu cũng là lúc các vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công cơ thể hơn. Vì vậy đây cũng được coi là nguyên nhân khiến nguy cơ gây ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn tai hại này tăng lên.

2.2 Các bệnh lý liên quan đến xương khớp

Đối với những người bệnh đã có vấn đề, bệnh liên quan đến xương khớp như viêm khớp dạng thấp, lupus, gout… Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khớp phát sinh tình trạng nhiễm khuẩn cực kỳ nguy hiểm.

2.3 Di chứng từ chấn thương để lại

Bên cạnh căn nguyên gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn là từ nhiễm khuẩn tại một bộ phận nào đó của cơ thể hay các bệnh liên quan đến xương khớp. Mà những người từng bị chấn thương và các di chứng của nó cũng là nguyên do khiến một người bị viêm khớp sau đó phát triển lên thành viêm khớp nhiễm khuẩn.

3. Triệu chứng nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Cũng như các bệnh lý khác liên quan đến xương khớp, triệu chứng nhận biết đầu tiên chính là bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức ở khớp. Trong quá trình vận động nhiều hoặc di chuyển đi lại, các cơn đau lan tỏa và có cường độ mạnh thêm. Đi kèm theo các cơn đau cũng có thể thấy khớp nóng, đỏ, sưng và cảm thấy đau cơ, vận động bị hạn chế. Ngoài ra, người bị viêm khớp nhiễm khuẩn cơ thể cảm thấy ớn lạnh, run rẩy, mệt mỏi và thậm chí là sốt cao.

4. Trẻ em có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm khuẩn không?

Đối với trẻ em, để nhận biết bé có bị viêm khớp nhiễm trùng hay không dấu hiệu rõ ràng nhất chính là trẻ bị sốt, nhịp tim nhanh, chán ăn, ăn không ngon, hay quấy khóc và khó chịu. Ngoài ra, trẻ có dấu hiệu nổi hạch, phát ban, viêm màng phổi, viêm thanh mạc và dấu hiệu đau nhức khớp kéo dài.

Nếu thấy các triệu chứng ở trẻ đau kéo dài không hề thuyên giảm dù đã dùng thuốc Aspirin. Điều cần thực hiện lúc này của bố mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe tổng quát cho trẻ tại tại các cơ sở y tế uy tín và chất lượng để kịp thời phát hiện ra các vấn đề sức khỏe nhanh chóng.

5. Quá trình điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn như thế nào?

5.1 Tiến hành chẩn đoán

Trước khi đưa ra các chẩn đoán bước đầu, các y bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định xem bệnh xuất hiện có do lậu cầu hay không. Sau khi có những chẩn đoán, với những bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn không liên quan đến lậu cầu. Triệu chứng nhận biết  thường chỉ bị ở một khớp duy nhất chủ yếu xảy ra đó là khớp gối. Lúc này khớp bị viêm bị đỏ, đau, sưng nóng lên nghiêm trọng hơn là xảy ra hiện tượng tràn dịch. Vì vậy điều cần thiết là hạn chế di chuyển vận động cũng như bị co cơ kèm theo việc cơ thể bệnh nhân bị sốt. Ngoài ra còn có những dấu hiệu khác đi kèm sốt là cơ thể rét run, lưỡi bẩn, môi bị khô và hơi thở có mùi hôi.

Đối với những trường hợp viêm khớp có liên quan đến lậu cầu thường gồm hội chứng nhiễm khuẩn do lậu cầu phát tán và viêm khớp thực sự bắt nguồn từ lậu cầu. Triệu chứng của trường hợp này là có biểu hiện ban đỏ, sốt, mụn mủ và rét run. Bên cạnh đó còn kèm theo các biểu hiện viêm khớp, và một số dấu hiệu như đái rắt, đái buốt, đái ra máu. 

Bệnh nhân sẽ bị viêm nhiều khớp nhỏ thực sự bắt nguồn do lậu cầu thì thường chỉ có duy nhất một khớp bị viêm và tổn thương. Vị trí đó có thể là cổ tay, cổ chân, gối, háng… Dấu hiệu ban đầu của các khớp này sẽ bị nóng đỏ, sưng đau và thậm chí là tràn dịch. Ngoài ra,  còn kèm theo các biểu hiện như viêm đường sinh dục, đường tiết niệu như đái ra máu, đái rắt, đái buốt.

Bác sĩ sẽ tiến hành cận lâm sàng với các xét nghiệm máu, dịch khớp hoặc chẩn đoán hình ảnh. Đối người mắc bệnh khi xét nghiệm máu sẽ có số lượng bạch cầu bị tăng cao với tăng tỷ lệ bạch cầu loại trung tính, tăng CRP và có hiện tượng tốc độ máu bị lắng. 

Đối với xét nghiệm ở dịch khớp, bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy ở người bệnh để tìm ra vi khuẩn gây bệnh, nhuộm gram, soi tươi. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân việc chẩn đoán hình ảnh của các trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm khớp, chụp X – quang, chụp cắt lớp hay chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra các bác sĩ muốn có kết quả chính xác còn có phương pháp cấy máu để tìm vi khuẩn.

Cuối cùng, sau khi các bác sĩ tiến hành thực hiện các xét nghiệm có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh khi đáp ứng một trong hai điều sau. Thứ nhất là kết quả xét nghiệm dịch khớp ra có mủ hoặc tìm thấy được vi khuẩn bằng nhuộm gram, soi tươi. Thứ hai là dịch khớp hay cấy máu dương tính với vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, các kết luận chỉ định đưa ra phải đảm bảo các yếu tố cận lâm sàng phải kết hợp với dấu hiệu viêm khớp hoặc chụp Xquang ra dấu hiệu viêm khớp.

5.2 Tiến hành điều trị

Tìm hiểu thêm: Top 9 máy nước nóng có bơm trợ lực được nhiều người ưa chuộng

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Cấu trúc Deny trong tiếng Anh – Bài tập, đáp án chi tiết

Sữa Aptamil Gold Úc hỗ trợ dinh dưỡng cho bé

Dùng kháng sinh, nội soi hoặc phẫu thuật là một số cách điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ cơ bản. Nguyên tắc là chỉ định sớm được áp dụng với đối với điều trị với kháng sinh. Lựa chọn loại kháng sinh được sử dụng để điều trị phải dựa trên kinh nghiệm của bác sĩ cũng như tình hình kháng thuốc kháng sinh có tại bệnh viện, cộng đồng. 

Bác sĩ sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thực hiện sẽ dự đoán ra vi khuẩn nào gây ra bệnh dựa trên lứa tuổi, kết quả của nhuộm gram và đường lây bệnh. Đối với kháng sinh sử dụng cho đường tĩnh mạch phải đảm bảo chỉ định ít nhất 1 thuốc với thời gian từ 4 đến 6 tuần. Ngoài ra bệnh nhân sẽ được can thiệp về ngoại khoa trong trường hợp cần thiết. 

Đối với trường hợp bệnh nhân nhiễm khuẩn với dịch mủ đặc hoặc bệnh nhân không tiến hành hút dịch khớp được do có vách ngăn sẽ tiến hành điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn bằng nội soi. Điểm lưu ý trong quá trình điều trị, với trường hợp bệnh nhân dù đã sử dụng đúng thuốc và tiến hành nhiều lần dẫn lưu, hút dịch khớp nhưng vẫn thất bại. Trường hợp này các bác sĩ cũng khuyên dùng biện pháp này sau 5 đến 7 ngày nhằm mục đích dùng để rửa khớp.

Thực hiện phẫu thuật là biện pháp tiếp theo mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện đối với những bệnh nhân mắc viêm khớp nhiễm khuẩn ở tình trạng nghiêm trọng và có thể có các biến chứng kèm. Tiến hành phẫu thuật nhằm mục đích đ để lấy đi phần bị nhiễm khuẩn cũng như phần mềm bị nhiễm khuẩn lân cận. Và phương pháp này chỉ được thực hiện cho nhiễm khuẩn háng khó hút.

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, bác sĩ còn tiến hành điều trị cho các bệnh nhân bằng cách tiến hành liệu trình vật lý trị liệu chữa phục hồi xương khớp tại bệnh viện và cơ sở y tế uy tín khi thực hiện điều trị căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. 

6. Làm sao để phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Bạn cần hạn chế và phòng tránh tối đa các chấn thương liên quan đến xương khớp đây chính là cách đầu tiên để ngăn chặn và phòng ngừa bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Đối với những bệnh nhân bị nhiễm cần điều trị một cách tích cực các bệnh thấp khớp, đái tháo đường, rối loạn giảm hệ miễn dịch, hồng cầu liềm. 

Tiếp đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học dành cho người bệnh. Theo các chuyên gia một bữa ăn tốt cho người bệnh là 12 thực phẩm ngon bổ giảm đau nhức khớp hiệu quả. Người bệnh hạn chế các đồ uống có cồn như bia rượu và 11 thực phẩm đại kỵ cần tránh xa khi viêm khớp. Tuyệt đối không được tự ý hoặc không lạm dụng thuốc corticoid trong thời gian dài. Sau khi tiến hành phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận và chu đáo để giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn thời kỳ hậu phẫu. 

Đối với người có những vết thương thuộc vùng mềm xung quanh các khớp xương cũng như các vết cắt của côn trùng, động vật cần phải được xử lý tốt để tránh nhiễm trùng. Bên cạnh đó, trong quá trình quan hệ tình dục phải được đảm bảo một cách an toàn. Đây được coi là một trong những cách phòng ngừa viêm khớp nhiễm khuẩn trước trường hợp bị nhiễm lậu.

Như vậy với các chia sẻ ở trên có thể thấy căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ rất nguy hiểm, đe dọa đến khả năng vận động, di chuyển của bạn và gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có những hiểu biết rõ ràng, kiến thức cơ bản để ngăn ngừa và phát hiện các dấu hiệu cơ bản của căn bệnh nguy hiểm này. Hãy biết lắng nghe cơ thể và quan sát nếu thấy bất kỳ triệu chứng lạ nào liên quan đến xương khớp, đừng quên đến bệnh viện và cơ sở uy tín để thăm khám chuyên khoa chẩn đoán chuẩn xác, phát hiện kịp thời bạn nhé! Chúc bạn và gia đình có một sức khỏe dồi dào để tận hưởng cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *