Hoa Kỳ từ lâu được biết đến như là một trong những quốc gia có nền giáo dục phát triển số 1 thế giới. Rất nhiều bạn học sinh sinh viên Việt Nam ao ước được một lần đến đây học tập để mở mang kiến thức của mình.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hệ thống giáo dục Mỹ từ A đến Z
Nhưng có một thực tế đáng bàn là không ít bạn trẻ lại không nắm rõ được hệ thống giáo dục Mỹ được cơ cấu ra sao? Có hệ thống điểm số và lịch học như thế nào? Đó là lý do mà hôm nay Việt Đỉnh muốn cung cấp cho bạn các thông tin quan trọng có liên quan ngay sau đây!
Lý do bạn nên tìm hiểu hệ thống giáo dục Mỹ trước khi du học
Hệ thống giáo dục Mỹ được hình thành cách đây hàng trăm năm nên có lịch sử phát triển khá lâu đời. Theo đó, các trung tâm tư vấn du học Mỹ nói riêng và châu Âu nói chung thường khuyên sinh viên nên tìm hiểu kỹ nền giáo dục tiên tiến này bởi những lý do như sau:
- Việc nắm rõ các đặc điểm của nền giáo dục Hoa Kỳ giúp bạn hiểu được bản chất của chương trình đào tạo tại Mỹ cùng các bậc học có liên quan. Qua đó, bạn sẽ biết được đây có phải là nơi học tập phù hợp nhất cho mình hay không.
- Ngoài ra, quá trình tìm hiểu này còn giúp các bạn sinh viên có được sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho mình trước khi xuất ngoại học tập. Bạn sẽ không quá bỡ ngỡ khiến bản thân khó thích nghi với một môi trường học tập hoàn toàn mới mẻ so với trước đây.
Hệ thống giáo dục Mỹ và những điều quan trọng bạn cần biết
Hệ thống giáo dục Mỹ hiện được cơ cấu đa dạng để phù hợp với nhu cầu học tập của học sinh sinh viên trong ngoài nước. Trong đó, nó có các quy định cụ thể về điểm số và lịch học chi tiết đi kèm thời gian biểu như sau:
Cơ cấu phân chia của hệ thống giáo dục Mỹ
Hệ thống giáo dục Mỹ được chia ra làm nhiều cấp bậc khác nhau
Các bậc học cơ bản
- Kindergarten: Hay còn gọi là bậc học mẫu giáo không bắt buộc dành cho các bé dưới 5 tuổi.
- Primary School: Tương ứng với bậc học tiểu học từ lớp 1 đến lớp lớp 6 dành cho các bé từ 5 đến 11 tuổi.
- Secondary School: Bậc học trung học này sẽ kéo dài từ lớp 7 đến lớp 12 cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi.
Các bậc học nâng cao
- Cao đẳng: Chương trình đào tạo cao đẳng tại Mỹ thường kéo dài khoảng 2 năm. Bạn có thể theo học các trường cao đẳng cộng đồng của Hoa Kỳ sau đó học liên kết lên đại học thêm 2 năm nữa cho đến khi tốt nghiệp.
- Đại học: Hay còn gọi là bậc cử nhân dành cho sinh viên trong và ngoài nước Mỹ. Thường thì bạn phải mất khoản 4 năm để hoàn tất chương trình đào tạo này mới lấy được tấm bằng danh giá của trường học Hoa Kỳ. Hiện tại, các trường đại học tại Mỹ được chia ra làm 6 loại khác nhau là trường công của các bang, trường tư thục, trường cao đẳng cộng đồng, trường chuyên nghiệp, Viện công nghệ và trường dòng của nhà thờ.
- Thạc sĩ: Các sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học tại Mỹ sẽ được học tiếp bậc thạc sĩ với thời gian đào tạo khác nhau ở từng ngành học và trường học của bang. Bằng cấp được cấp tại Hoa Kỳ thường được công nhận chất lượng cao trên toàn thế giới.
- Tiến sĩ: Chương trình đào tạo tiến sĩ thường kéo dài khoảng 3 – 4 năm với sinh viên Mỹ và từ 5 – 6 năm đối với sinh viên quốc tế. Nó dành cho các thạc sĩ đã tốt nghiệp và cả cử nhân của Mỹ muốn học thẳng lên chương trình tiến sĩ.
Quy định về điểm số của hệ thống giáo dục Hoa Kỳ
Theo quy định của Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ thì bảng điểm dùng trong hệ thống giảng dạy sẽ bao gồm 2 phần chính là điểm thành phần và điểm trung bình GPA. Nếu sinh viên muốn tốt nghiệp ở bất kỳ bậc học nào, thì bảng điểm của bạn phải đạt được điểm số yêu cầu của đơn vị đào tạo.
Được biết, các cơ sở giáo dục tại Hoa Kỳ thường tính điểm theo tỷ lệ phần trăm rồi lấy con số này chuyển đổi ra điểm số thực cho sinh viên. Nó sẽ được ghi nhận lên học bạ cá nhân và cả phần mềm hệ thống để tiện quản lý, theo dõi.
Thời khóa biểu của sinh viên Mỹ
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh đau nhức xương khớp tê bì chân tay
>>>>>Xem thêm: Nắm rõ các dạng và cách dùng của cấu trúc nguyên nhân kết quả trong tiếng Anh
Cũng giống như các bạn sinh viên Việt Nam, năm học mới của các bạn sinh viên Mỹ sẽ bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 9 năm trước và kết thúc vào khoảng tháng 5 đến tháng 6 năm sau.
Ngoài lịch học chính thức được phổ rộng trên toàn quốc, một số trường đại học khác còn chia lịch học của sinh viên ra làm 3, 4 học kỳ và kéo dài liên tục cả năm. Thậm chí tại Hoa Kỳ còn có nhiều khóa học chuyên môn được mở suốt năm dành cho tất cả những ai có nhu cầu học tập.
So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam
Qua các thông tin được cung cấp về hệ thống giáo dục của Mỹ, ta không khó nhận thấy nó có khá nhiều điểm khác biệt với hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Để làm nổi bật hơn vấn đề này, Việt Đỉnh sẽ làm một phép so sánh chi tiết như sau cho bạn dễ hình dung:
STT | Yếu tố so sánh | Kết quả so sánh | |
Mỹ | Việt Nam | ||
1 | Thời gian đào tạo | – Tiểu học: 5 năm- Trung học cơ sở: 3 năm- Trung học phổ thông: 4 năm- Cao đẳng cộng đồng: 2 năm- Đại học: 4 năm- Thạc sĩ: 2 năm- Tiến sĩ: 3 – 4 năm | – Tiểu học: 5 năm- Trung học cơ sở: 4 năm- Trung học phổ thông: 3 năm- Cao đẳng cộng đồng: 3 năm- Đại học: 4 – 6 năm- Thạc sĩ: 2 năm- Tiến sĩ: 4 năm |
2 | Chương trình đào tạo | – Có lượng kiến thức vừa phải nhưng có tính ứng dụng thực tế cao. Theo đó chương trình đào tạo thiên về thực hành hơn lý thuyết.- Khuyến khích sinh viên phát triển tư duy và cá tính cá nhân.- Thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. | – Lượng kiến thức khổng lồ nhưng chỉ mang tính lý thuyết, ít có giá trị thực tiễn. Nó khiến cho sinh viên dễ bị áp lực khi học tập.- Học sinh là người bị động và ít khi phát triển tư duy cá nhân.- Thầy cô chính là “đấng khai sáng” nên nói gì cũng đúng và có quyền đưa ra mệnh lệnh bắt sinh viên thực hiện theo. |
3 | Cơ sở vật chất | – Có đầy đủ trang thiết bị và công nghệ giảng dạy tiên tiến nhất hiện nay.- Tất cả đều được dùng để phục vụ cho quá trình học lý thuyết và thực hành của học sinh sinh viên. | – Cung cấp được các trang thiết bị và công nghệ tầm trung cho sinh viên học tập.- Hầu hết các bạn trẻ đều được học lý thuyết sách vở nhiều hơn là thực hành bằng máy móc, công nghệ. |
4 | Học phí | – Học sinh từ bậc trung học trở xuống sẽ được miễn phí đào tạo hoàn toàn.- Tuy nhiên, chương trình đào tạo các bậc học cao hơn ở Mỹ lại khá đắt đỏ. | – Học sinh ở mỗi cấp bậc đều phải đóng góp đầy đủ học phí cho nhà trường.- Nhưng đổi lại thì chi phí học cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ lại không quá cao. |
5 | Chất lượng giảng dạy | – Tất cả các giáo viên tại trường đều được đào tạo chuyên nghiệp nên có trình độ cao.- Chất lượng đào tạo theo đó cũng vượt trội hơn hẳn Việt Nam và nhiều quốc gia khác | – Trình độ của giáo viên và giảng viên chưa cao và thường thiếu nghiệp vụ sư phạm.- Vì vậy, chất lượng đào tạo của nước ta bị đánh giá khá thấp |
6 | Mục tiêu giáo dục | – Hướng tới sự phát triển toàn diện của cá nhân học sinh sinh viên và đề cao sự sáng tạo. | – Chú trọng thành tích, điểm số hơn là sự sáng tạo cá nhân và sự phát triển toàn diện của con người. |
7 | Giá trị bằng cấp | – Có giá trị lớn và được công nhận chất lượng trên toàn thế giới | – Có giá trị thấp trong phạm vi trong nước. |
8 | Cơ hội việc làm | – Sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương cao sau khi ra trường | – Sinh viên thường chật vật để tìm được việc làm phù hợp với mình. |
Kết luận
Như vậy có thể thấy hệ thống giáo dục của Mỹ quá ư vượt trội so với Việt Nam. Đây quả thật là một lựa chọn rất tuyệt vời dành cho những ai muốn được học tập trong môi trường giáo dục tiên tiến nhất.