Nghe là một trong 4 kỹ năng quan trọng của tiếng Anh và cũng là kỹ năng khó luyện nhất. Bạn cần phải lựa chọn được phương pháp luyện nghe phù hợp với bản thân để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bạn đang đọc: Phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu
Nếu bạn là người mới học tiếng Anh thì hãy tham khảo ngay những phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu do Vietgle.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1. Chủ động lắng nghe
Khi luyện nghe tiếng Anh sẽ có 2 hình thức là chủ động lắng nghe hoặc nghe thụ động. Khi mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh các bạn nên chọn cách chủ động lắng nghe.
Việc nghe thụ động chỉ đơn giản là bạn nghe những gì người nói đang nói nhưng bạn sẽ không tập trung để phân tích từng từ hoặc ngữ pháp được sử dụng trong câu nói.
Trong thực tế, việc nghe thụ động không thể giúp bạn đọng lại được từ vựng, thấu hiểu nghĩa các từ, v.v. khi không dành thời gian để thực sự cố gắng để hiểu ngôn ngữ mà bạn đang lắng nghe, bạn sẽ không thể ghi nhớ bất cứ điều gì.
Khi chủ động lắng nghe là bạn sẽ tập trung lắng nghe để thực sự hiểu được ý nghĩa sau một câu tiếng Anh. Bạn sẽ phải lắng nghe tích cực và chủ động mọi lúc, mọi nơi từ những tình huống đơn giản hằng ngày, hay đang thưởng thức những bài hát US-Uk hay xem một chương trình giải trí tiếng Anh.
Ngoài việc đơn giản là tập trung và tua lại những điều bạn không hiểu, phần còn lại của các mẹo trong danh sách này sẽ giúp bạn nghe tiếng Anh tích cực để cải thiện khả năng lĩnh hội của bạn.
2. Xem những chương trình bằng tiếng Anh
Xem những chương trình tiếng Anh là cách khá đơn giản để bắt đầu luyện nghe tiếng Anh. Nếu bạn ở trình độ bắt đầu hãy nghe những chương trình đơn giản và có phụ đề song ngữ cả tiếng Anh và tiếng Việt. Khi gặp từ khó các bạn có thể trực tiếp xem nghĩa ở phần phụ đề tiếng Việt bên dưới.
Hãy bắt đầu xem với tốc độ video châm để bạn có thể nghe được hết các từ mà người nói muốn truyền đạt. Sau đó bạn có thể xem lại với tốc độ video nhanh hơn và tập trung vào phụ đề tiếng Anh tránh chỉ nhìn tập trung đọc phụ đề tiếng Việt, điều đó sẽ không thể giúp bạn cải thiện khả năng nghe của mình đâu.
Nếu đã luyện tập thường xuyên và trình độ nghe được nâng cao, các bạn có thể xem những chương trình ở cái đài nổi tiếng trên thế giới như là BBC. Bên cạnh việc luyện nghe bạn có thể cập nhập thêm tình hình kinh tế, chính trị của thế giới.
3. Đoán nghĩa của từ bối cảnh của cuộc trò chuyện
Nếu chỉ luyện nghe bằng cách tra liên tục những từ vựng mới để hiểu nghĩa của câu văn bạn sẽ rơi vào cách học thụ động. Khi nghe lần đầu thấy từ mới bạn nên nhanh tay ghi chú lại. Đến lần nghe thứ 2 bạn nên tập trung nhiều hơn vào ngữ cảnh sử dụng từ vựng đó để đoán được nghĩa của từ mà không cần tra từ điển.
Hãy cố gắng luyện nghe những từ khóa chính của đoạn hội thoại hoặc của đoạn tin mà bạn nghe. Từ những từ khóa chính đó bạn dễ dàng có thể sử dụng chúng để có thể hiểu ý nghĩa, nội dung chính mà người nói đang muốn truyền đạt tới.
Tìm hiểu thêm: Cách làm món gà chiên nước mắm thơm lừng đơn giản tại nhà
Một điều đặc biệt bạn cần chú ý nếu thực hành luyện nghe trực tiếp với người nước ngoài đó là giọng nói (người nói vui vẻ, bối rối, nghiêm túc hay cười?), ngôn ngữ cơ thể và môi trường xung quanh bạn.
Nếu ai đó đang cố gắng trò chuyện với bạn và đang chỉ vào một bản đồ, thì rất có thể họ đang cần chỉ đường, v.v… Ngay cả khi bạn không sống ở một quốc gia nói tiếng Anh, bạn vẫn có thể áp dụng phương pháp này để cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.
4. Cố gắng tương tác với nhiều giọng nói khác nhau
Các bạn có thể hiểu đơn giản là ở Việt Nam với mỗi vùng miền đều có những giọng nói đặc trưng riêng thì tiếng Anh cũng vậy. Ngoài những giọng đọc bạn quen thuộc như giọng Anh – Anh hoặc giọng Anh – Mỹ thì tiếng Anh có nhiều giọng nói đặc biệt hơn ví dụ như giọng nói người người Scotland, người Anh, người Nam Phi, v.v… điều này có nghĩa là sẽ có rất nhiều giọng nói và cách nói tiếng Anh khác nhau trên thế giới.
Vì vậy, bạn không nên chỉ tập trung vào một giọng đọc tiếng Anh khi luyện nghe tiếng Anh. Cách đơn giản nhất để tương tác và luyện nghe với nhiều giọng nói tiếng Anh đó là xem những chương trình tin tức của nước ngoài.
Phóng viên sẽ có thể phỏng vấn rất nhiều người ở nhiều nơi nói tiếng anh với những giọng nói hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt thông thường những bản tin sẽ có phụ đề điều này rất có lợi nếu bạn đang mới bắt đầu luyện nghe.
Bằng cách này, bạn sẽ cải thiện khả năng nghe tiếng Anh của mình. Trên thực tế, đây có lẽ là cách tốt nhất để trở thành một người nghe tiếng Anh thuần thục.
5. Các bước luyện nghe cho người mới bắt đầu hiệu quả
Với người mới bắt đầu sau chọn phương pháp luyện nghe bạn cần hiểu rõ được cách luyện nghe theo những bước cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất. Tiếp theo đây ,Vietgle.vn sẽ giới thiệu cho các bạn 4 bước luyện nghe cho người mới bắt đầu.
>>>>>Xem thêm: Cách làm pizza hải sản vừa ngon vừa tiết kiệm
Bước 1: Nghe toàn bộ nội dung lần đầu
Khi luyện nghe việc chính của bạn nghe hiểu nội dung chứ chưa cần phải tập trung những nội dung để trả lời câu hỏi. Nên với lần đầu tiên nghe bạn nên cố gắng nghe được nhiều nhất có thể nội dung của đoạn băng, video.
Nếu lỡ bỏ qua một đoạn nội dung nào đó bạn không nên dừng để nghe lại. Khi đi thi đoạn băng sẽ được mở liên tục chính vì vậy bạn nên tập làm quen với cách nghe liên một lúc từ đầu tới hết.
Bạn nên nghe hết một lượt để suy luận nắm bắt được ý nghĩa chính của bài nghe. Nếu bạn nghe khoảng 10-20 lần mà vẫn không nắm được ý chính, có nghĩa là bài nghe đang quá khả năng của bạn, nên lựa chọn bài nghe dễ hơn.
Bước 2: Ghi chép nội dung chính
“Note-taking” là cách ghi chép nội dung chính của đoạn văn qua những từ khóa bạn nghe được. Trước khi nghe hãy chuẩn bị một tờ giấy và 1 chiếc bút và bật lại video hoặc đoạn băng để nghe lần hai.
Lần ngày bạn có thể dễ dàng note lại những từ khóa chính của đoạn băng. Lưu ý như bước 1 đó là bạn không nên dừng để chờ thời gian mình ghi chép hay bật lại để nghe từng câu. Cách này sẽ giúp bạn chủ động ghi chép nhanh hơn phù hợp với tốc độ khi đi thi Nghe.
Vì tốc độ nói luôn nhanh hơn tốc độ viết, bạn chỉ “take note” những nội dung căn bản nhất, chứ không ghi lại tất cả những gì mình nghe được. Để dễ hiểu, hãy tưởng tượng sếp đang giao nhiệm vụ, bạn có một tờ giấy và một cái bút, hãy ghi lại nhiệm vụ – đừng ghi lại từ ngữ của sếp.
Bước 3: Chép chính tả nội dung bài nghe
Việc nghe lần ba này sẽ áp dụng chủ yếu khi bạn luyện nghe tại nhà. Mục đích chính của việc chép chính tả hết những nội dung nghe để bạn tăng từ vựng và ngữ pháp tiếng Anh.
Hãy chỉnh tốc độ đoạn văn hoặc video chậm lại để phù hợp với tốc độ viết của mình. Lần này bạn có thể dừng sau mỗi câu văn để thuận tiện hơn trong việc ghi chép và ghi nhớ nội dung của bài nghe. Hãy để ý đến những đều nhỏ nhất như những giới từ đi kèm động từ hay những đuôi “s”, “es” hay “ed” để hoàn thiện câu văn đúng ngữ pháp nhất.
Chép chỉnh tả không chỉ giúp bạn luyện nghe mà còn có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều từ vựng và ngữ pháp mới trong tiếng Anh. Những bạn phát âm tiếng Anh yếu sẽ gặp khó khăn trong việc nắm bắt “keyword” – từ quan trọng trong bài nói. Những bạn nghe tốt, phát âm tốt và chắc ngữ pháp sẽ bắt được toàn bộ.
Bước 4: Nghe và kiểm tra lại
Trước khi lựa chọn một bài nghe hoặc một video để luyện nghe bạn nên chú ý nó có “transcript” hay phụ đề tiếng Anh hay không nhé. Sau khi đã ghi chép đầy đủ nội dung bài nghe bạn có thể đọc “transcript” để so sánh với bản ghi chép của mình để tìm ra lỗi sai và sửa lại.
Điều này là rất quan trọng để bạn nhận ra điểm yếu của mình khi nghe: những sai chủ yếu ở từ vựng hay ngữ pháp. Khi đã biết điểm yếu và điểm mạnh của mình, bạn có cơ sở tập trung luyện tập để phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu.
Vì nghe là một kỹ năng khá khó trong tiếng Anh chính vì vậy bạn cần luyện tập hằng ngày để thành thạo. Và đừng quên đọc bài viết về những sai lầm mắc phải khi luyện nghe tiếng Anh của Unia nhé!
Vietgle.vn hy vọng qua bài viết các bạn có thể chọn lựa được phương pháp luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu phù hợp nhất với bản thân.