Trong quá trình mang thai, bên cạnh việc người mẹ cần bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và thai nhi. Việc phải kiêng kị khá nhiều loại trái cây khác nhau như dứa, đu đủ xanh, táo mèo… ngay cả loại quả phổ biến như vải thiều cũng đặt ra nhiều câu nghi vấn. Vậy rốt cuộc bà bầu ăn vải có nguy hiểm không? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Bà bầu ăn vải có tốt không? 11 tác dụng thần kỳ giúp mẹ an thai khỏe
1. Tác dụng tuyệt vời của vải đối với bà bầu
1.1. Cải thiện tuần hoàn máu
Tác dụng đầu tiên của vải đối với bà bầu chính là việc cải thiện sự lưu thông máu nhờ có các loại khoáng chất như magiê, sắt, đồng, mangan, Folate và Vitamin C… Những thành phần có trong quả vải giúp hình thành, tái tạo các tế bào máu, vừa giúp ổn định huyết áp, phá các cục máu đông và giảm thiểu áp lực lên các thành mạch.
1.2. Tăng cường hệ miễn dịch
Trong những trái vải có chứa vitamin C là hoạt chất có khả năng chống oxy hóa cực mạnh. Đồng thời còn giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, virus gây bệnh, đẩy lùi gốc tự do và tăng sức đề kháng. Ngoài vải, còn rất nhiều những thực phẩm giàu Vitamin C giúp nâng cao hệ miễn dịch, làm đẹp da khác. Chẳng hạn như cam, kiwi, cà chua, rau cải xoăn… Trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ có thể bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch, chống mỏi mệt cho cả mẹ và bé.
1.3. Cải thiện tiêu hóa
Táo bón là vấn đề khá đau đầu đối với các bà mẹ trong thời kỳ đầu tiên của thai kỳ. Để giảm thiểu tình trạng này là bổ sung thật đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn. Các loại ngũ cốc nguyên cám dinh dưỡng, thơm ngon như yến mạch, đậu nành, hạt chia… và rau củ quả tươi chính là nguồn bổ sung chất xơ tự nhiên tốt nhất cho cơ thể của mẹ và thai nhi. Trong thành phần dinh dưỡng của vải chứa rất nhiều chất xơ, ăn với số lượng vừa phải sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm tình trạng táo bón.
1.4. Cân bằng điện giải
Trong những ngày trời nóng hoặc khi đang khát nước, liệu rằng bà bầu có ăn vải được không? Vải tuy là loại trái cây khá nóng nhưng lại có hàm lượng Natri và Kali cao. Khi cung cấp cho cơ thể một hàm lượng nhất định, có khả năng cân bằng các chất điện giải, ổn định huyết áp.
1.5. Giúp làn da khỏe mạnh hơn
Vitamin C trong quả vải với khả năng chống oxy hóa của mình sẽ giúp mẹ bầu có một làn da khỏe mạnh. Hoạt chất Oligonol quý hiếm còn giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng khả năng phục hồi của da sau các tổn thương như rạn da, mụn nhọt, nám, tàn nhang… Bên cạnh việc ăn vải, để có làn da khỏe mạnh mẹ bầu cũng có thể thoa dưỡng serum giúp cung cấp độ ẩm, tăng độ đàn hồi cho da, ngăn ngừa sự lão hóa.
1.6. Tăng sức sống cho cơ thể
Hàm lượng các Vitamin, chất dinh dưỡng có trong quả vải rất dồi dào vì vậy thường thức một vài trái vải thiều sẽ giúp bạn giảm sự căng thẳng, mệt mỏi. Không những vậy còn có khả năng cung cấp nguồn năng lượng một cách tức thời. Giống như tác dụng của bưởi với sức khỏe bà bầu như làm đẹp và phòng trị bệnh, vải thiều có công dụng hữu hiệu mà bạn không thể bỏ qua khi chuẩn bị mang thai.
1.7. Giảm lượng Cholesterol trong máu
Vải thiều chứa ít Calo, không có chất béo đặc biệt lại chứa nhiều Vitamin C và Vitamin nhóm B. Đây là những chất giúp giảm lượng Cholesterol trong máu. Ngoài ra, hoạt chất polyphenol là Bioflavonoid còn giúp tăng tính bền vững của thành động mạch, hỗ trợ tích cực trong việc điều trị các bệnh mãn tính như giãn mạch hoặc trĩ.
1.8. Bổ sung Vitamin C
Bổ sung Vitamin C trong suốt thai kỳ là việc vô cùng quan trọng để tái tạo tế bào cho cả mẹ và bé. Ngoài việc sử dụng các thuốc, thực phẩm chức năng giúp bổ sung Vitamin nhanh chóng và hiệu quả. Cách tốt nhất và tự nhiên nhất là bổ sung thông qua các loại thực phẩm, hoa quả tươi như vải thiều, cam, đủ đủ chín…
1.9. Chống oxy hóa
Các loại Vitamin như Vitamin C cùng các hoạt chất như Flavonoid, Quercetin và Kaempferol không chỉ giúp giảm lão hóa mà còn tái tạo tế bào. Đồng thời còn có khả năng ngăn ngừa ung thư đẩy lùi bệnh đục thủy tinh thể. Vậy nên bà bầu ăn vải được không chắc hẳn bạn đọc cũng dần dần có câu trả lời cho mình.
1.10. Chống viêm
Hợp chất Flavonoid (FRLFE) có trong mỗi trái vải chín sẽ giúp chống lại những tác nhân gây sưng, viêm một cách cực kỳ hữu hiệu. Ngoài ra, Proanthocyanidin – hợp chất với đặc tính chống vi rút rất mạnh có thể chống lại các loại virus hiếm gặp và nguy hiểm như Herpes hoặc Coxsackie.
1.11. Giàu Polyphenol
Polyphenol có nhiều trong hoa quả tự nhiên, loại phổ biến nhất là Flavonoid có trong thành phần của táo, đinh hương, ca cao, atiso và vải thiều châu Á. Polyphenol có vai trò tuyệt vời đối với sức khỏe con người là chống viêm, điều trị bệnh tim mạch, thúc đẩy sự phát triển não bộ và loại bỏ các gốc tự do.
Tìm hiểu thêm: Cách nấu bún cá lóc ngon xuýt xoa khó thể quên
2. Những tác hại của vải bà bầu nên biết
2.1. Tăng sinh nhiệt cơ thể
Vải thiều là loại trái cây nóng nên nếu ăn với số lượng lớn, không chỉ mẹ bầu mà cả trẻ em, người lớn đều có thể bị nóng trong, dẫn tới mụn nhọt, rôm sảy. Đối với những người có thân nhiệt cao, hay bị nhiệt miệng, viêm gan cũng nên hạn chế loại quả này.
2.2. Nguy cơ xuất huyết
Thân nhiệt cao cùng các tác động khác có thể khiến mẹ bầu bị xuất huyết khi ăn quá nhiều loại thực phẩm nóng như vải thiều. Vậy bà bầu ăn vải được không và số lượng bao nhiêu là tốt? Theo các chuyên gia, đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ, chỉ nên ăn dưới 10 trái vải mỗi ngày bằng nhiều cách chế biến khác nhau như vải thiều ướp lạnh hoặc nước ép để giảm đi tính nóng.
2.3. Tiểu đường thai kỳ
Vải là loại trái cây chứa khá nhiều đường, đặc biệt là Glucose, việc bà bầu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng hàm lượng đường trong máu. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường thai kỳ với nhiều biến chứng nguy hiểm.
2.4. Thai chết lưu
Hàm lượng glucose cao có thể kéo theo lượng Cholesterol trong máu tăng đột biến dẫn đến các biến chứng như xuất huyết, tiểu đường thai kỳ… Nguy hiểm hơn có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi, ở mức độ nguy hiểm là tình trạng sảy thai, thai chết lưu. Vì vậy, cần thường xuyên thăm khám theo dõi thai sản trọn gói đảm bảo sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ để kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng.
3. Trong thai kỳ có nên ăn vải khô không?
Khi sấy khô, chỉ có lượng nước trong vải giảm đi, các chất dinh dưỡng hầu như không thay đổi. Vải sấy có mùi thơm và vị dẻo, ngọt sắc hơn so với vải tươi mà chị em phụ nữ thường rất thích. Mặc dù vậy, mẹ bầu nên chú ý chỉ ăn từ 8-10 quả, không ăn quá nhiều hay ăn lúc no/đói để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
4. Cách ăn vải đúng giúp bà bầu an thai
Vải là loại trái cây bổ dưỡng, mang rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên cần ghi nhớ những lưu ý sau đây:
- Nên ăn vải dưới 10 quả mỗi ngày, đặc biệt không ăn nếu đang bị nóng trong hoặc táo bón.
- Không ăn ngay trước hoặc ngay sau bữa ăn, đặc biệt khi đói càng không nên ăn.
- Vải thiều phải rõ nguồn gốc, xuất xứ. Trường hợp cẩn thận hơn có thể lột lớp da đỏ và giữ lại lớp màu trắng sau đó ngâm trong nước muối pha loãng.
- Nên ăn thật hạn chế loại quả này đối với những người bị tiểu đường, cao huyết áp.
>>>>>Xem thêm: Cách làm mứt dâu tằm dẻo ngon tại nhà
Như vậy với những thông tin liên quan tới tác dụng của vải đối với sức khỏe của mẹ bầu mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Đồng thời giải thích việc bà bầu ăn vải được không? Và nên ăn như thế nào để tránh những tác động không mong muốn. Đặc biệt, kết hợp các loại thực phẩm một cách hợp lý, khoa học để có được một thai kỳ khỏe mạnh, giúp bé yêu phát triển toàn diện.