Nghề cơ khí chế tạo máy – Dự báo là xu thế việc làm hot năm 2025

Nghề cơ khí chế tạo máy – Dự báo là xu thế việc làm hot năm 2025

Như bạn đã biết, môi trường làm việc công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng phát triển tại Việt Nam. Chính vì thế mà nghề cơ khí chế tạo máy đang dần trở thành ngành nghề hot có nhu cầu sử dụng nhiều được các bạn trẻ quan tâm. Ngay sau đây, hãy cùng nghe chia sẻ những thông tin cơ bản về nghề cơ khí chế tạo máy từ các chuyên gia của chúng tôi. Bạn có thể tham khảo để có được định hướng nghề nghiệp đúng trong tương lai cho mình và người thân.

Bạn đang đọc: Nghề cơ khí chế tạo máy – Dự báo là xu thế việc làm hot năm 2025

1. Nghề cơ khí chế tạo máy là gì?

Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm nghề cơ khí chế tạo máy là gì? Để bạn có thể định hình được ngành nghề, công việc mà các kỹ sư cơ khí chế tạo máy đang đảm nhiệm.

Khái niệm nghề cơ khí chế tạo máy

Ngành cơ khí chế tạo máy chính là ngành nghề ứng dụng, dựa vào các nguyên lý của vật lý (nguyên lý nhiệt động lực học, định luật năng lượng, định luật bảo toàn khối lượng) để thiết kế, chế tạo nên những thiết bị, các loại máy móc và vật dụng có ích. Đây là ngành nghề rất cần thiết trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay.

Nói một cách đơn giản, ngành cơ khí chế tạo máy chính là ngành nghề chế tạo máy móc, thiết bị cơ khí cũng như bảo dưỡng, vận hành các hệ thống máy được ứng dụng trong công nghiệp hiện đại.

Kiến thức của ngành cơ khí chế tạo máy

Khi học nghề cơ khí chế tạo máy bạn sẽ được học các kiến thức về: Kỹ năng gia công, thiết kế máy, chế tạo cũng như cải tiến các sản phẩm máy cơ khí. Đồng thời, bạn còn được học về khả năng lắp ráp thiết bị cơ khí, vận hành và bảo trì thiết bị cơ khí cũng như hệ thống cơ khí để xử lý những vấn đề liên quan đến thiết bị, máy móc gặp phải trong quá trình sản xuất tại các nhà máy.

Ngành cơ khí chế tạo máy thực hiện công việc gì?

Thông thường, các kỹ sư cơ khí chế tạo máy sẽ đảm nhiệm những công việc như: Thiết kế, lên bản vẽ cho các thiết bị, máy móc sản xuất; Thi công hoặc tiến hành giám sát quá trình thi công sản xuất các dòng máy, thiết bị đã lên thiết kế; Lập trình quá trình vận hành gia công máy CNC; Tiến hành vận hành, bảo trì và xử lý các sự cố liên quan đến thiết bị trong sản xuất công nghiệp; Tiến hành gi công sản phẩm cơ khí.

2. Ngành cơ khí chế tạo máy học ở đâu

Vậy ngành cơ khí chế tạo máy học ở đâu? Làm sao để có thể trở thành kỹ sư cơ khí chế tạo máy? Đó chính là một trong những câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay.

Tại Việt Nam hiện nay rất chú trọng về ngành cơ khí chế tạo máy, bạn có thể học ngành nghề này tại các trường đào tạo lớn với đầu vào thi các khối A, khối A1 và khối K.

Các trường đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại miền Bắc:

  • Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Điện lực Hà Nội.
  • Đại học Giao thông vận tải Hà Nội.
  • Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Các trường đào tạo chuyên ngành cơ khí chế tạo máy tại miền Nam:

  • Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh.
  • Đại học Cần Thơ.
  • Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Ngoài ra, các bạn học sinh còn có thể học ngành cơ khí chế tạo máy tại các trường cao đẳng và trường trung cấp chuyên nghiệp.

3. Những yếu tố cần có của một kỹ sư cơ khí

Trong tất cả các ngành nghề đều cần những yếu tố, tố chất bản thân nhất định mới có thể học và làm việc một cách hiệu quả. Để đáp ứng được công việc của một kỹ sư cơ khí, bạn cần có đủ 3 yếu tố dưới đây.

Đam mê công việc

Yếu tố đầu tiên để bắt đầu học và làm bất kỳ một công việc nào đó chính là bạn cần có đam mê. Hiểu về tính chất công việc và đam mê công việc mình đang học và làm chính là một trong những chìa khóa tạo nên sự thành công của bạn.

Đặc biệt, đối với ngành cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành nghề đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu và tập trung nhiều thời gian để tích lũy lượng kiến thức cũng như kỹ năng thực tế thì mức độ đam mê của bạn cần đạt ở mức cao.

Sức khỏe tốt

Yếu tố thứ 2 chúng tôi muốn nhắc đến đó chính là yếu tố sức khỏe tốt. Bởi vì ngành cơ khí làm việc trong môi trường nhà máy công nghiệp, chế tạo, vận hành và xử lý các vấn đề liên quan đến các thiết bị, máy móc cơ khí nên cần sức khỏe tốt.

Tư duy logic, sáng tạo

Cuối cùng, bạn cần có yếu tố tư duy logic, sáng tạo để có thể vận dụng kiến thức các nguyên lý vật lý đã học áp dụng vào công việc thực tiễn. Bạn cần logic và sáng tạo để chế tạo nên các loại máy móc, thiết bị cơ khí tốt nhất cũng như cải tiến các dòng máy cơ khí nâng cao năng xuất trong quá trình sản xuất.

4. Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí và cơ hội việc làm đến 2020

Môi trường làm việc và cơ hội việc làm chính là một trong những yếu tố được rất nhiều người quan tâm.

Môi trường làm việc của kỹ sư cơ khí chế tạo máy

Khi nhắc đến kỹ sư cơ khí chế tạo máy bạn sẽ được định hình để nghĩ ngay đến môi trường làm việc trong các nhà máy công nghiệp, thường xuyên tiếp xúc với các loại máy móc và thiết bị cơ khí với chế độ làm việc theo tổ và theo cakip.

Cơ hội việc làm đến năm 2020 dành cho ngành cơ khí chế tạo máy

Như bạn đã biết, với thời đại đất nước đang trên đà đẩy mạnh phát triển Công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì nghề cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành nghề cực kỳ cần thiết. Nó được ví như trái tim của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng các kỹ sư cơ khí chế tạo máy ngày càng cao và cơ hội việc làm cho các bạn trẻ học chuyên ngành cơ khí chế tạo máy ngày càng rộng mở. Mức lương hiện tại của một kỹ sư cơ khí chế tạo máy trung bình rơi vào khoảng từ 8 – 25 triệu/tháng (tùy thuộc vào từng vùng miền và mức lương của các nhà máy).

Lựa chọn nghề cơ khí chế tạo máy hôm nay chính là cơ hội lớn để bạn có được công việc tốt, ổn định trong tương lai.

>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách in 2 mặt trong word đơn giản, dễ dàng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *