Tuyến giáp có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến với cơ thể con người nên khá quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, các tuyến sinh dục và hoạt động chuyển hóa, trao đổi chất nên cần thận trọng trong các bệnh liên quan đến bệnh cường tuyến giáp. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ nói rõ hơn về căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Bệnh cường tuyến giáp gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, cách chữa như thế nào ?
1. Bệnh cường tuyến giáp là bệnh gì?
Bệnh cường tuyến giáp thực chất là một hội chứng (không phải bệnh lý) bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà có. Trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ căn bệnh Basedow do sự tăng cường tiết Hormone Triiodothyronine và Thyroxine gây lên được thể hiện qua một vài những triệu chứng sau đây:
1.1. Dấu hiệu cường tuyến giáp
1.1.1. Hồi hộp, đánh trống ngực
Đối với những người mắc bệnh sẽ cảm nhận rằng nhịp tim của mình đập nhanh và mạnh hơn trong nồng ngực. Những cảm giác này giống hồi hộp, căng thẳng sau dần sẽ có cảm giác đau tức ngực và khó thở.
1.1.2. Sợ nóng
Khi bạn mắc bệnh tuyến giáp sẽ bị tăng tiết hormon sẽ dẫn đến các rối loạn liên quan tới trao đổi và chuyển hóa các chất. Cụ thể hơn là tốc độ chuyển hóa sẽ tăng lên đột ngột và tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn khiến bạn bị nóng trong người và sợ nóng.
1.1.3. Bị tiêu chảy
Hội chứng này sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp đến các nhu động ruột và gây ra các loại bệnh lý như tiêu chảy hoặc đau bụng. Ngược lại, những người bị suy giáp (giảm tiết hormon) lại thường xuyên bị táo bón khó tiêu rất nguy hiểm và khó khăn trong việc ăn uống.
1.1.4. Run tay
Khi bị mắc bệnh tuyến giáp việc run tay xuất phát từ những rối loạn trong điều khiển sự phối hợp của các cơ quan vận động do hệ thần kinh chỉ đạo. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác khó điều khiển cử động của tay và run tay với biên độ tương đối nhỏ hay còn khó có thể cử động.
1.1.5. Bướu cổ
Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến hơn được nhiều người biết. Khi lượng hormone trong cơ thể vượt quá quy định sẽ tích tụ lại ở cổ (vị trí của tuyến giáp) làm vùng cổ phình to, hay còn gọi là bệnh bướu cổ và thấy được cục bướu rõ rệt.
1.1.6. Sút cân
Khi bị mắc cường giáp thì cơ thể sẽ tăng việc chuyển hóa các chất bị thay đổi. Lúc này các chất dự trữ như lipid sẽ bị đốt cháy và chuyển hóa liên tục thành nhiệt năng bởi vậy khối lượng cơ thể từ đó cũng sẽ giảm sút nhanh chóng trong khi vẫn duy trì chế độ ăn uống, tập luyện như thường nhật nên điều này rất đáng lo ngại.
1.1.7. Cơ thể mệt mỏi
Do quá trình chuyển hóa và trao đổi chất liên tục diễn ra ngay cả khi cơ thể không vận động nhiều sẽ dẫn bạn đến trạng thái thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức và không muốn làm gì. Lúc này, lượng đường trong máu sẽ cao hơn và lipid thì giảm đi rất nhiều nên bạn không còn sức lực. Khi rơi vào tình trạng này rất dễ bị trầm cảm.
1.1.8. Dễ cáu giận
Việc bị thay đổi hormon tuyến giáp sẽ khiến cơ thể bạn luôn trong trạng thái mệt mỏi, trầm cảm và lo âu bởi suy nghĩ quá nhiều. Các hội chứng này khiến nồng độ của hormon sinh dục như Estrogen từ đó gây ra các cảm xúc tiêu cực như cáu giận không làm chủ được cảm xúc của mình.
1.1.9. Rối loạn giấc ngủ
Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, việc tăng hoặc giảm tiết hormon đột ngột đôi khi sẽ gây ra cho bạn những cảm giác mệt mỏi, uể oải cho người bệnh khiến người bệnh không thể tập trung được. Người bị cường giáp sẽ thường cảm thấy ngủ không ngon, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ hay bị lờ đờ do thiếu ngủ.
1.1.10. Ra mồ hôi nhiều
Việc đốt cháy, chuyển hóa nhiều năng lượng quá nhiều ở cơ thể cũng đồng nghĩa với việc tỏa nhiệt và làm mát cơ thể bằng mồ hôi rất nhiều. Điều đó được thể hiện rõ nhất ngay cả khi người bệnh chỉ ngồi yên một chỗ và không làm gì cả vẫn có thể toát mồ hôi như khi vận động mạnh.
1.2. Nguyên nhân cường tuyến giáp
Theo như những nhà nghiên cứu về y khoa cho rằng thì có khoảng 50-80% bệnh nhân mắc cường giáp là do căn bệnh Bệnh Basedow gây nên. Basedow hay còn được biết đến với tên gọi khác nữa là bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn và bướu giáp độc lan tỏa rất nguy hiểm.
Ngoài ra còn đến từ các chứng bệnh khác như bướu tuyến giáp thể đa nhân, viêm tuyến giáp, u tuyến độc, dư thừa iốt, và lạm dụng hormone tuyến giáp tổng hợp.
2. Bệnh cường tuyến giáp có nguy hiểm không?
Cường giáp là một hội chứng khá phổ biến của con người sau khi kết thúc giai đoạn trưởng thành. Căn bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến rất nhiều những biến chứng nguy hiểm khác sau đây:
Đối với tim mạch: Bệnh nhân cường giáp thường gặp phải các vấn đề về tim như rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh hơn bình thường và cảm giác tức ngực, khó thở chóng mặt. Lâu dần cũng có thể dẫn đến tình trạng suy tim và đột quỵ.
Đối với tinh thần và thể trạng: Người bị mắc căn bệnh này cơ thể sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, luôn thấy khó chịu giấc ngủ thường xuyên bị rối loạn, sút cân mất kiểm soát. Về mặt cảm xúc có thể dễ nổi nóng, cáu gắt vô cớ với mọi thứ xung quanh, lâu dần rất dễ dẫn đến trầm cảm do không kiểm soát được cảm xúc.
Bệnh lồi mắt ác tính: Đây cũng là một biểu hiện nữa của bệnh cường giáp do Basedow là người mắc có thể bị lồi mắt, hay chảy nước mắt, nhạy cảm hơn đối với ánh sáng nên nhìn gì cũng mờ ảo. Đi kèm với đó có thể bị mắc là các bệnh lý như viêm kết mạc, tổn thương giác mạc, thị lực yếu dần, suy giảm thị lực…
3. Cường tuyến giáp kiêng ăn những gì ? Nên ăn gì thì tốt nhất ?
3.1. Người bệnh cường tuyến giáp không nên ăn gì?
3.1.1. Những loại thực phẩm có thể gây dị ứng
Bạn cần tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như: hải sản tôm, cua, cá, ốc.., thực phẩm giàu đạm như: sữa, lúa mì, yến mạch, phụ gia thực phẩm…
3.1.2. Chất béo không lành mạnh
Bạn cũng cần tránh các chất béo không lành mạnh bao gồm mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều lần, đồ ăn nhanh, thịt đỏ, sữa có chất béo bão hòa… thường thấy trong khoai tây chiên, gà rán, tôm chiên, thịt bò,…
3.1.3. Rượu và Cafein
Rượu và bia các chất kích thích, có chất gây nghiện cao như cafein cần tuyệt đối tránh xa không nên sử dụng. Bởi lẽ, chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng tuyến giáp và hiệu quả điều trị của thuốc mà bạn đàn phải điều trị. Bạn cũng nên hạn chế tuyệt đối sử dụng nước có ga, cafe và trà.
3.1.4. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Tìm hiểu thêm: 7 lý do nên mua bột ăn dặm Fleur Alpine cho bé
Cuối cùng bạn cần hạn chế tối đa những đồ ăn có quá nhiều đường như bánh kẹo, ngũ cốc ít chất xơ, nước trái cây, bim bim, snack, thực phẩm ăn liền… đều là những loại thức ăn rất giàu Carbohydrate rất có hại cho tuyến giáp.
3.2. Nên ăn gì khi bị cường tuyến giáp
3.2.1. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Bạn có thể bổ sung cho cơ thể mình những chất chống oxy hóa như : cam quýt, dưa hấu, dưa leo, ớt chuông, kiwi, dâu tây, cà chua, cải xoăn, rau chân vịt, hạt óc chó… đều là những thực phẩm vô cùng tốt cho những bệnh nhân mắc phải rối loạn tuyến giáp.
3.2.2. Thực phẩm giàu kẽm
Bạn cũng cần phải ăn những thực phẩm có chất kẽm như trong các loại hạt ngũ cốc, yến mạch, hạt khác như hạnh nhân, óc chó, hạt bí ngô… Bạn cần bổ sung kẽm giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và khôi phục cho các chức năng cho tuyến giáp.
3.2.3. Thực phẩm làm từ sữa
Ngoài ra các chế phẩm được lấy từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ, sữa ít béo… cũng là nguồn cung cấp canxi chủ động và dồi dào cho cơ thể bạn. Bạn cũng có thể bổ sung canxi cho cơ thể mình bằng cách trong thực đơn của mình bạn thêm những loại rau củ quả giàu canxi, vitamin tốt cho sức khỏe như cải xoăn, giá đỗ, cải chíp, hành tây, cà chua, măng tây…
3.2.4. Thực phẩm giàu Protein và Axit béo Omega-3
Đa phần các loại thực phẩm tốt nhất cho tuyến giáp đều chứa hàm lượng Protein và Axit béo Omega-3 vượt trội hơn so với thông thường nên bạn cần bổ sung chúng vào trong cơ thể của mình hàng ngày. Cụ thể hơn là các Axit béo Omega-3 sẽ giúp làm giảm sự hoạt động tăng tiết của tuyến giáp. Do đó sẽ làm giảm thiểu các triệu chứng và tình trạng bệnh một cách nhanh chóng. Những thành phần này đều có trong các loại hạt như óc chó, hạt bí, hạt lanh, cà chua, các loại rau xanh, ớt chuông, rau cải xanh, cá hồi, đậu phụ…
3.2.5. Thực phẩm giàu Vitamin D
Để có thể bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể, ngoài việc có thể nạp trực tiếp các loại thực phẩm giàu canxi thì bạn có thể chọn lựa thêm những nguồn thức ăn chứa hàm lượng Vitamin D cao như cá hồi, trứng, nấm, và nhiều thực phẩm khác nữa… để cơ thể chuyển hóa và tổng hợp canxi trong cơ thể một cách tốt hơn.
>>>>>Xem thêm: Đánh giá nước hoa quả Wakodo Nhật có tốt không? 3 lý do nên mua cho bé
Như vậy chúng tôi đã cung cấp cho các bạn được rất nhiều thông tin bổ ích về căn bệnh cường tuyến giáp và cách khắc phục được căn bệnh một cách hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được một sức khỏe như mong muốn và hạn chế được bệnh tật.