Viêm giác mạc được biết đến là một trong số những loại bệnh lý về mắt thường gặp nhất đa phần do các tác nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây ra. Việc xác định đươc những nguyên nhân cũng như các triệu chứng của bệnh sẽ giúp bạn phòng tránh tốt bệnh tật cũng như tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả và hợp lí.
Bạn đang đọc: Bệnh viêm giác mạc có lây lan không? Đâu là nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng, chữa bệnh
1. Viêm giác mạc là bệnh gì?
Mặc dù đều là hai bệnh lý thường xuyên gặp ở mắt nhất nhưng so với bệnh viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ thì viêm giác mạc lại có phần nguy hiểm hơn, trong trường hợp nặng còn có thể gây ra triệu chứng mù mắt. Cụ thể, bệnh lý này được bắt nguồn từ những tổn thương của phần giác mạc (lớp niêm mạc ở phía trước con ngươi) gây ra các phản ứng viêm và tạo cảm giác đau nhức, khó chịu. Bệnh bao gồm những nguyên nhân và triệu chứng chủ yếu dưới đây:
1.1. Nguyên nhân gây viêm giác mạc
1.1.1. Do virus
Tác nhân được ghi nhận nhiều nhất đối với loại bệnh này xuất phát từ các loại chủng virus như Adenovirus, Varicella zoster và Herpes simplex type 1. Theo đó, những loại virus này sẽ tấn công giác mạc và gây bệnh sau từ 7 – 10 ngày. Ngoài virus, người ta cũng đã phát hiện được khá nhiều trường hợp bệnh nhân mắc viêm giác mạc do các loại vi khuẩn (tụ cầu, trực khuẩn mủ xanh, cầu khuẩn lậu) và nấm (rất hiếm) gây nên. Viêm kết mạc, giác mạc chính là một trong số 21 loại bệnh phổ biến ở trẻ em trong năm và nhất là vào mùa xuân hoặc thời tiết có dấu hiệu thay đổi.
1.1.2. Một số loại bệnh gây ra
Ngoài các yếu tố tác động từ bên ngoài, giác mạc cũng có thể viêm và tổn thương do các bệnh lý có sẵn bên ở trong cơ thể như viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren, liệt thần kinh, miễn dịch dị ứng và sự rối loạn chuyển hóa… Những triệu chứng này xuất phát từ sự “tấn công ngược” của các tế bào miễn dịch và kháng thể đối với giác mạc.
1.1.3. Do bị khô mắt hoặc hao nhiều nước mắt
Các nguy cơ mắc bệnh cũng đến từ việc khô mắt hay tiêu hao nhiều nước mắt. Cụ thể, một số dị tật ở mắt như sẹo, hở mi mắt… đều có thể làm mắt bị khô và ảnh hưởng rất lớn tới giác mạc. Ngoài ra, những người bị khô mắt do thiếu Vitamin A cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
1.2. Các triệu chứng viêm giác mạc
1.2.1. Đau, nhức, mỏi mắt
Triệu chứng đầu tiên là đau và mỏi mắt. Lúc này, bạn sẽ cảm giác như có một cơn đau âm ỉ ở trong mắt, đôi lúc sẽ cảm thấy nhức hơn và cảm thấy cực kỳ khó chịu. Đối với những tác động thông thường như chạm nhẹ lên mắt hay thậm chí là ánh sáng chiếu vào cũng gây ra cảm giác đau nhức.
1.2.2. Chói mắt và sợ ánh sáng
Do có những tổn thương ở phần giác mạc nên người bệnh thường có cảm giác chói và đau mắt khi ánh sáng chiếu vào nên thường sẽ nheo mắt liên tục và khó mở to. Đối với trẻ nhỏ thì biểu hiệ là gục đầu vào lòng mẹ, nhắm nghiền mắt lại. Trước khi xác định rõ được nguyên nhân gây bệnh, tốt nhất bạn nên mua sử dụng các loại kính mát giúp bảo vệ mắt khỏi những tác nhân như ánh sáng hoặc bụi bẩn từ môi trường bên ngoài.
1.2.3. Chảy nhiều nước mắt
Chảy nước mắt khi vừa mở mắt hoặc hơi hé mi là những biểu hiện khá phổ biến đối với những bệnh nhân viêm giác mạc. Chỉ cần hé mắt một chút thôi cũng sẽ khiến nước mắt dàn dụa.
1.2.4. Mắt đỏ và nhìn không rõ
Mắt của người bệnh sẽ bị đỏ lên, đậm hơn ở phần xung quanh con ngươi. Nếu quan sát kỹ bạn có thể thấy xuất hiện vài vệt nhỏ màu trắng, đó là những ngấn mủ do cơ thể tiết ra khi giác mạc bị viêm. Kéo theo đó là sự suy giảm đáng kể về thị giác, mức độ này sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh và rất quan trọng để người bệnh phân biệt với bệnh viêm kết mạc (không có mủ trắng và nhìn mờ đi).
1.2.5. Bị đục phần giác mạc
Đa số chỉ có phần bị tổn thương nhất là giác mạc mới hình thành các vệt màu trắng, nhìn qua có thể thấy giác mạc bị đục. Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gây nên bệnh xuất phát từ việc nhiễm khuẩn hoặc chấn thương thì sẽ chỉ có một mắt bị mắc bệnh.
1.2.6. Sưng mắt và khó mở mắt
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm kết mạc dễ thấy khi bên mắt bị tổn thương sẽ có các dấu hiệu như sưng tấy, mi mắt bị dính lại và khó mở mắt, để càng lâu tình trạng càng nặng thêm và cực kỳ nguy hiểm.
1.2.7. Chảy mủ từ mắt
Đây chính là dấu hiệu cho thấy bệnh viêm giác mạc đã chuyển sang giai đoạn xấu hơn niêm mạc mắt cũng trở nên đậm hơn và cần phải tới bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa kiểm tra ngay lập tức.
2. Viêm giác mạc có gây nguy hiểm không?
Nói chung, loại bệnh về mắt này tương đối phổ biến, có nhiều phương pháp để điều trị khác nhau. Và tùy thuộc vào nguyên nhân mắc bệnh, người bênh có thể áp dụng các phương pháp đơn giản như nhỏ thuốc, uống thuốc kháng sinh… Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng mặc dù phổ biến nhưng đây vẫn là một bệnh cực nguy hiểm trực tiếp đến mắt, có khả năng gây mù lòa rất cao và để lại nhiều di chứng nặng nề như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, suy giảm thị lực sau này… Việc phát hiện bệnh sớm, khám và kiểm tra chuyên sâu mắt là cực kỳ quan trọng.
3. Viêm giác mạc có lây lan không?
Do xuất phát từ việc xâm nhập của virus và các vi khuẩn, các ký sinh trùng… nên người bị viêm giác mạc có thể lây qua cho người khác thông qua đường tiếp xúc với dịch tiết chứa vi khuẩn gây bệnh. Ví dụ như việc sử dụng chung các đồ dùng như khăn rửa mặt, khăn tắm hoặc tiếp xúc với tay (đã dụi mắt) của người bệnh.
4. Viêm giác mạc mất thời gian bao lâu thì khỏi
Tùy vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà việc điều trị có thể kéo dài hay kết thúc nhanh chóng. Tuy nhiên, vì mắt là cơ quan rất nhạy cảm nên việc tác động qua các phương pháp điều trị phải tiến hành thật từ từ, theo sự yêu cầu của bác sĩ cũng như pháp đồ điều trị. Vậy, cụ thể viêm giác mạc mất bao lâu khỏi hẳn?
Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi mua máy rửa xe ô tô cầm tay
Trong những trường hợp tình trạng bệnh tiến triển nhanh, cần mất khoảng vài tháng hoặc hơn mới có thể khôi phục lại giác mạc. Để phòng bệnh cũng như rút ngắn thời gian phục hồi, bạn có thể bổ sung thêm các viên uống dầu cá, giàu Omega giúp nuôi dưỡng đôi mắt khỏe mạnh.
5. Viêm giác mạc có cần thiết mổ không
Theo các chẩn đoán của y khoa cho bệnh lý viêm giác mạc thì không cần phải mổ hay làm các phẫu thuật. Chỉ đến khi bệnh không thể được điều trị kịp thời và dứt điểm để dẫn tới những biến chứng loét, sẹo giác mạc… thì mới cần đến tiến hành việc cấy ghép.
6. Viêm giác mạc cần phải kiêng những gì?
Về cơ bản, chưa có chỉ dẫn cụ thể nào đối với các loại thực phẩm cần kiêng kị khi bị viêm giác mạc. Tuy nhiên, người bệnh nên ăn uống những món đã được nấu chín, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn cũng như không sử dụng rượu bia, các chất kích thích để giảm tác dụng của thuốc và gây ra các tác dụng phụ.
Nên tích cực bổ sung top 30 thực phẩm tốt cho mắt giàu dinh dưỡng. Không tùy tiện nhỏ thuốc mắt hoặc dụi mắt liên tục khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Cần vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng như kính, kính áp tròng, không sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước và sau khi tiếp xúc với mắt.
7. Điều trị viêm giác mạc thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị khác nhau dựa trên các nguyên nhân gây bệnh. Thông thường sẽ sử dụng thuốc mỡ tra mắt, thuốc kháng sinh nhỏ hoặc uống hoặc thuốc nhỏ nước mắt nhân tạo để chống khô và mỏi mắt… Đa số các trường hợp mắc bệnh nếu được phát hiện kịp thời đều có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không ảnh hưởng gì tới thị lực.
8. Cách phòng tránh bệnh viêm giác mạc
Để phòng ngừa và hạn chế sự lây nhiễm bệnh viêm giác mạc, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
>>>>>Xem thêm: Cách tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất – Cập nhật 2022
- Sử dụng kính bảo hộ và những loại kính chuyên dụng khi làm việc hoặc tiếp xúc các loại bụi bẩn, vi khuẩn, mầm bệnh… cũng như các tác nhân cơ học có thể làm tổn thương đến mắt.
- Không sử dụng kính áp tròng khi đi ngủ, khi đi bơi và vệ sinh kính đúng cách, rửa tay sạch trước khi sử dụng hoặc tháo kính.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý liên quan đến mắt như viêm túi lệ, lông quặm, khi có các dấu hiệu như đau nhức, mỏi mắt hoặc đỏ cần vệ sinh mắt với nước muối sinh lý và đến các cơ sở y tế thăm khám.
- Không dụi nhiều lần liên tục hoặc tự lấy khi có bụi hay dị vật dính vào mắt. Cần sử dụng các loại thuốc tra mắt hay nước muối NaCl 0,9% để từ từ đẩy chúng ra.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân, hay tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mắt của người bệnh. Người mắc bệnh cũng phải cần giữ vệ sinh, đeo các loại kính để bảo vệ đôi mắt của mình, tránh làm tình trạng của bệnh nặng thêm.
- Có thể dụng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng khi nhận thấy các triệu chứng như ngứa mắt, bụi bay vào mắt. Tuyệt đối không không được đưa tay dụi vào mắt. Điều này càng khiến cho bệnh tình thêm nặng.
Trên đây là toàn bộ những thông tin sức khỏe liên quan đến bệnh lý viêm giác mạc thường gặp. Mắt là bộ phận vô cùng quan trọng, rất dễ bị tổn thương nên cần chăm sóc đúng cách và kiểm tra, thăm khám kịp thời khi xuất những dấu hiệu bất thường.
Để nuôi dưỡng một đôi mắt sáng cũng như hệ miễn dịch tốt, cần tự tạo cho mình thói quen và chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học cũng như bổ sung TPCN hỗ trợ và bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là Vitamin A cho đôi mắt, đồng thời đăng ký thăm khám các gói chăm sóc sức khỏe toàn diện bạn nhé!